ClockThứ Sáu, 26/04/2019 14:36

Chủ động nguồn giống sau dịch

TTH.VN - Mặc dù thời gian gần đây tình hình dịch bệnh tương đối ổn định, song, sắp tới dự báo người nuôi sẽ không dễ ổn định đàn nuôi một khi dịch bệnh được khống chế.

22 tỉnh, thành phố hiện có dịch tả lợn châu PhiQuy định mức hỗ trợ thiệt hại cho các hộ có lợn dịchDịch tả lợn châu Phi tiếp tục lan rộng ở Đông ÁPhong Điền: Đẩy mạnh các biện pháp chống lây lan dịch tả lợn châu PhiPhát hiện thêm ổ dịch tả lợn Châu Phi tại xã Phong Sơn

Người nuôi cần chủ động lợn nái để tái đàn

“Cơn bão” dịch tả lợn châu Phi khiến người chăn nuôi nhiều tỉnh thành trong cả nước điêu đứng. Người chăn nuôi tại Thừa Thiên Huế cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Thuận (chủ trang trại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền) nói, trong 3 năm gần nhất, đây là lần thứ hai người chăn nuôi “xanh mặt”, có lúc 1kg thịt lợn có giá không bằng 1kg trái cây. “Năm 2016, cơn bão thị trường khiến giá lợn giảm chỉ 23.000 đồng/kg; năm nay, dịch tả lợn hoành hành, người nuôi điêu đứng, vừa lo chống dịch vừa lo thịt lợn bán không ai mua”, ông Thuận nói.

Trang trại của ông Thuận là một trong những trang trại có quy mô khá lớn ở huyện Quảng Điền về đàn lợn lẫn quy trình chăn nuôi. Ông là một trong những hộ dân đầu tiên bỏ vốn mở trang trại ở vùng cát Quảng Điền. Theo ông Thuận, những năm trở lại đây, trang trại quy mô lớn dần giảm về số lượng. Thị trường bất ổn, nỗi do dịch bệnh là 2 nguyên nhân khiến người nuôi “bí” để mở rộng, tái tạo đàn. “Ngoài những trang trại của các công ty, số lượng trang trại có quy mô 1.000 con hay vài trăm con bây giờ đếm trên đầu ngón tay, có nhiều trang trại bỏ hoang, không có kinh phí tái đầu tư đàn. Lý do có nhiều người người nuôi thua lỗ mấy đợt liên tiếp. Giá thức ăn luôn duy trì ở mức cao nhưng giá lợn có lúc rẻ bất ngờ, duy trì đàn lợn nái nhưng heo con bán không ai mua thì nông dân khó càng thêm khó”, ông Thuận chia sẻ.

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát không chỉ gây thiệt hại trực tiếp đến vùng dịch mà ảnh hưởng đến thị trường lẫn những vùng chăn nuôi khác. Thời điểm này, chăn nuôi lợn đang từng bước ổn định, và sau khi “bão” tan người nuôi lại lo âu về con giống tái tạo đàn. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong khi dịch bệnh xảy ra, tâm lý của người nuôi sợ rủi ro nên hạn chế duy trì đàn và tái tạo đàn, dẫn đến sau dịch thị trường thịt lợn sẽ mất cân đối cung – cầu, và có thể giá cao nhưng không có lợn bán. “Tui vừa xuất lựa lợn có giá 42.000 đồng/kg lợn hơi. Từ lúc dịch bệnh đến nay, mức giá này tương đối cao. Theo kinh nghiệm của tui, sắp tới con giống nhiều khả năng thiếu. Hiện, một số trang trại có con giống nhưng họ không bán. Tại trang trại của tui, nhiều người hỏi mua heo con có trọng lượng 10kg với giá 1,6 triệu đồng nhưng tui cũng không bán”, ông Thuận cho biết.

Chăn nuôi lợn đã có dấu hiệu khởi sắc

Không chỉ ông Thuận, tại nhiều trang trại, gia trại khác, người nuôi cũng quyết định “om hàng” để tái đàn sau dịch. “Tui luôn duy trì số lượng nái ổn định để duy trì đàn. Nguồn giống từ trước đến nay tui luôn tự cung tự cấp và không bán”, ông Hồ Đăng Định, Chi hội trưởng Chi hội Trang trại, gia trại xã Quảng Vinh cho biết.

Ông Phan Văn Lự, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền thông tin, địa phương này không nằm trong vùng dịch nên hiện tại nguồn lợn giống vẫn tương đối ổn định, chưa xảy ra tình trạng khủng hoảng nguồn giống. “Chúng tôi cũng đang triển khai các biện pháp phòng dịch, đặc biệt trong mùa nắng nóng và tuyên truyền người dân ổn định đàn nuôi, theo dõi diễn biến thị trường để có những phương án hợp lý”, ông Lự nói.

Tại vùng dịch tả lợn châu Phi ở xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, chính quyền cùng người dân đang tăng cường các biện pháp phòng, khống chế dịch bệnh lây lan. Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân vùng dịch không nên tái đàn trước khi công bố hết dịch. Bà Trần Thị Diệu Minh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền cho biết: “Hiện nay, ngoài vùng dịch bệnh, các điểm chăn nuôi lợn khác đang tương đối ổn định. Chăn nuôi lợn ở các địa phương chủ yếu theo quy mô gia trại, nông hộ. Thông thường để đảm bảo nguồn giống họ sẽ thả nuôi tư 1-2 lợn nái để tự cung con giống. Riêng vùng dịch, người dân chỉ được tái đàn sau khi công bố hết dịch”.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh nhận cho rằng, trong tình hình hiện nay, người chăn nuôi cần có sự liên kết với các doanh nghiệp để tái tạo đàn sau dịch. Bên cạnh đó, cần chủ động nguồn giống và có những phương pháp chăn nuôi hợp lý để đảm bảo đàn lợn. Đặc biệt, người nuôi thường xuyên theo dõi thị trường, dịch bệnh để chủ động phòng ngừa. “Tình hình chăn nuôi lợn cơ bản ổn định. Sau thời gian tuyên truyền, trên thị trường thịt lợn không còn “ế”, giá lợn hơi cũng đã tăng khiến người chăn nuôi một phần ổn định tâm lý”, ông Hưng cho biết.

L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Chủ động mọi tình huống khi mưa bão đến

Quảng Điền là vùng thấp trũng, hàng năm thường chịu ảnh hưởng của thiên tai. Để giảm thiểu những thiệt hại do bão lũ gây ra, liên tục những ngày qua, lãnh đạo huyện và các phòng, ban chuyên môn đã trực tiếp về tận cơ sở để chỉ đạo công tác ứng phó với mưa bão.

Chủ động mọi tình huống khi mưa bão đến
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai
Hương Thủy chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất

Nhận định những ngày tới sẽ có đợt mưa lớn, các địa phương như Dương Hòa, Phú Sơn, Thủy Dương (TX. Hương Thủy) chủ động triển khai các biện pháp ứng phó tích cực nhằm đảm bảo an toàn tính mạng của người dân.

Hương Thủy chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất
Chủ động ứng phó thiên tai theo từng tình huống

Các chủ đầu tư công trình thủy điện đã chuẩn bị đầy đủ thiết bị, vật tư cùng nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai, chủ động trước mọi tình huống xảy ra.

Chủ động ứng phó thiên tai theo từng tình huống
Return to top