ClockThứ Sáu, 31/05/2024 05:48

Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn

TTH - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, sản xuất theo chuỗi giá trị là hướng đi tất yếu trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu và nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

Ứng phó hạn mặn đầu mùa khôChuyển đổi đất trồng lúa phải phù hợp quy hoạchSúng tưới cây chuyên dụng tưới cà phê tự động

 Lãnh đạo tỉnh tham quan mô hình trồng dưa lưới ở Quảng Thái

Một thời, người nông dân chỉ biết chọn giống và áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất, sản lượng lúa, rau màu, ít quan tâm chất lượng sản phẩm. Còn bây giờ không những chọn giống có năng suất cao mà còn phải tạo ra lúa, gạo đạt chất lượng, thơm ngon để bán và sử dụng hằng ngày.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường và đời sống người dân, mấy năm gần đây ngành nông nghiệp đã ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất lúa, rau màu và vật nuôi, nuôi trồng thủy sản. Nhiều mô hình khuyến nông trình diễn được triển khai tại nhiều địa phương để chuyển giao kỹ thuật, khoa học tiên tiến đến với người nông dân.

Việc xây dựng các mô hình trình diễn ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa quan trọng, mang tính thuyết phục cao khi người dân được tận mắt chứng kiến, nhìn thấy kết quả sản xuất thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Điều này tạo sự tin tưởng với nhà nông để từng bước ứng dụng vào thực tiễn và nhân rộng các mô hình hiệu quả.

Nông dân Nguyễn Tuấn ở An Lỗ (Phong Điền) trao đổi, khi mới bắt tay vào trồng lúa hữu cơ hầu hết nông dân đều nghi ngại, lo lắng. Chính quyền địa phương, hợp tác xã mặc dù “làm tư tưởng”, động viên nhưng bà con vẫn không yên tâm. Tuy vậy, người dân vẫn mạnh dạn làm theo, theo quan điểm “nếu không thử thách thì làm sao biết thành công hay thất bại”.

Vậy là những ruộng lúa hữu cơ đầu tiên ở Phong Điền ra đời. Điều kiện, quy trình trồng lúa hữu cơ khác hẳn với trồng lúa thông thường. Bắt ốc bươu vàng, diệt chuột đều bằng thủ công, phòng trừ sâu bệnh bằng chế phẩm sinh học. Nguồn nước trước khi đưa vào ruộng lúa phục vụ sản xuất đều được kiểm nghiệm môi trường thật sự an toàn.

Tất nhiên, năng suất, sản lượng lúa mô hình hữu cơ không cao bằng trồng truyền thống nhưng rõ ràng chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ ngày càng khắt khe. Sản phẩm lúa của người dân An Lỗ sau khi thu hoạch được hợp tác xã thu mua, xay xát và đóng bao trước khi cung cấp cho các cửa hàng, siêu thị, các công ty như Công Thành, Awa, Hữu cơ Huế Việt, Cửa hàng Su Su Xanh và các trường học trên địa bàn.

 Người dân thu hoạch dưa hấu

Diện tích lúa, rau hữu cơ hiện nay trên địa bàn tỉnh tuy chưa lớn, nhưng cho thấy xu hướng đang ngày càng nhân rộng. Tính riêng lúa, từ vài ha thí điểm ban đầu của các công ty, đơn vị, đến nay mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ toàn tỉnh khoảng 1.200ha và khoảng 250ha đã được chứng nhận lúa hữu cơ.

Do giá lúa, gạo hữu cơ thường cao hơn sản phẩm thông thường, một phần nhiều người tiêu dùng chưa quen sử dụng, thậm chí chưa biết đến sản phẩm hữu cơ nên tiêu thụ chưa mạnh. Thời gian qua, nhiều sản phẩm hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm, hay Công ty CP. Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh chủ yếu biếu tặng để quảng bá sản phẩm hữu cơ và thương hiệu.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, ông Châu Ngọc Phi thông tin, cùng với lúa, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 60 ngàn m2 rau, củ, quả được sản xuất trong nhà màng, nhà lưới công nghệ cao. Các mô hình sản xuất rau công nghệ cao đều tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình an toàn, hữu cơ. Sản lượng rau, củ, quả không chỉ bán tươi sống tiêu thụ hằng ngày mà còn phục vụ chế biến như trà mướp đắng túi lọc, mướp sấy khô, rau má túi lọc, bột rau má matcha, dầu phụng hữu cơ…

Trồng lúa, rau màu hữu cơ, theo hướng hữu cơ, VietGAP, hay công nghệ cao trên địa bàn tỉnh tuy mới bước đầu mang lại hiệu quả, diện tích chưa nhiều nhưng cho thấy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh đang đi đúng hướng. Sản phẩm làm ra theo xu hướng coi trọng chất lượng không chỉ phục vụ người dân tại địa phương mà cả khách du lịch trong và ngoài nước.

Nhiều diện tích lúa ở những vùng chịu áp lực thiên tai, hạn hán, lũ hụt, hiệu quả thấp được ngành nông nghiệp chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tại các địa phương vùng cát, ven biển, đẩm phá đã chuyển đổi nhiều diện tích lúa kém hiệu quả, không chủ động nguồn nước sang trồng lạc, hoa, dưa hấu, rau màu, sắn, ớt... Các mô hình này cho thấy khả năng thích ứng với thời tiết khắc nghiệt, hạn chế sâu bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp rưỡi, gấp đôi so với trồng lúa.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn tạo điều kiện hướng đến mô hình sản xuất tập trung, cánh đồng lớn tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng và đảm bảo số lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Khi sản xuất tập trung, quy mô lớn đã thúc đẩy người nông dân, các hợp tác xã đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị cơ giới vào sản xuất trên đồng ruộng.

Đến thời điểm này, gần như toàn bộ diện tích lúa, hoa màu đều cơ giới hóa khâu làm đất, riêng lúa có gần 100% thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp… Toàn tỉnh có hơn 110 máy cuộn rơm đáp ứng khoảng 50% yêu cầu thu gom rơm toàn tỉnh, góp phần hạn chế nạn đốt rơm rạ trên đồng sau thu hoạch. Gần đây, một số hợp tác xã, địa phương đưa vào thí điểm phun thuốc, bón phân bằng máy bay không người lái.

Chăn nuôi cũng cho thấy xu hướng đổi mới phương thức, an toàn thực phẩm, dịch bệnh. Một số đơn vị như Tập đoàn Quế Lâm đang phối hợp với một số địa phương chăn nuôi lợn, bò hữu cơ tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn. Đây là xu hướng tất yếu, đặc biệt với Thừa Thiên Huế là thành phố du lịch, đang thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, ăn uống.

Một thành công với ngành nông nghiệp tỉnh là thụ tinh nhân tạo và cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt, nuôi lợn sinh sản hướng nạc, nuôi gia cầm an toàn sinh học với các giống mới, chất lượng… đang có xu hướng phát triển. Cùng với nâng cao chất lượng, ngành nông nghiệp cùng với các địa phương, nông dân bước đầu liên kết sản xuất trồng trọt, chăn nuôi theo chuỗi giá trị nhằm đảm bảo đầu ra, giá cả ổn định.
Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

An toàn cho du khách mùa mưa bão

Những tháng cuối năm, Huế bước vào mùa cao điểm khách quốc tế cũng là thời điểm thời tiết miền Trung thường xảy ra mưa lớn, bão và ngập lụt. Song hành với phục vụ du khách, phát triển du lịch là yêu cầu đảm bảo an toàn cho du khách.

An toàn cho du khách mùa mưa bão
Thanh niên với an toàn giao thông

Sáng 16/11, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Ban thanh niên Công an tỉnh, Công ty Honda Lộc Thịnh tổ chức Ngày hội “Thanh niên với an toàn giao thông” năm 2024 dành cho học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Huế.

Thanh niên với an toàn giao thông
Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

Hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với từng địa phương; phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học và bền vững là vấn đề đặt ra trong phát triển chăn nuôi ở giai đoạn mới.

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi
Tăng cường giám sát, quản lý trật tự đô thị

Chiều 5/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị liên quan về giải pháp giám sát, quản lý trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường giám sát, quản lý trật tự đô thị

TIN MỚI

Cây hoa ban Tây Bắc
Return to top