ClockThứ Năm, 29/02/2024 14:29

Chuyển đổi đất trồng lúa phải phù hợp quy hoạch

TTH.VN - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng (CCCT) trên đất trồng lúa phù hợp quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu về đất đai cho các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

Ứng phó khô hạn cho vụ hè thuNam Đông: Chủ động ứng phó khô hạn

Chuyển đổi CCCT trên đất trồng lúa phải phù hợp với quy hoạch 

Ngày 29/2, UBND tỉnh cho biết vừa ban hành kế hoạch chuyển đổi CCCT trên đất trồng lúa năm 2024.

Theo đó, kế hoạch nêu rõ nguyên tắc chuyển đổi CCCT trên đất lúa phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chuyển đổi nhưng không được làm mất các yếu tố phù hợp để trồng lúa, khi cần thiết có thể quay lại trồng lúa mà không phải đầu tư lớn. Cây trồng chuyển đổi phải có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa. Chuyển đổi phải phù hợp với hiện trạng giao thông, thủy lợi nội đồng của địa phương, hạn chế đầu tư lớn và gắn với xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể, tổng số cây trồng trên đất trồng lúa toàn tỉnh năm 2024 là 268,4 ha, trong đó, 2 vụ lúa là 133,9 ha và 1 vụ lúa là 131,5 ha.

Sở NN&PTNT, các địa phương hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi CCCT trên đất trồng lúa đúng quy định, có hiệu quả. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sản xuất và cộng đồng về hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi. Báo cáo UBND tỉnh, Bộ NN&PTNT về kết quả chuyển đổi CCCT trên đất trồng lúa năm 2024.

Các địa phương đăng ký kế hoạch chuyển đổi CCCT trên đất trồng lúa năm 2025 theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về Giống cây trồng và canh tác, trước ngày 20/11/2024. 

Theo UBND tỉnh, việc chuyển đổi CCCT trên đất trồng lúa nhằm đáp ứng yêu cầu về đất đai cho các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, duy trì quỹ đất trồng lúa hợp lý nhằm bảo đảm an toàn lương thực.

Đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đất nông nghiệp.

Tin, ảnh: Ngọc Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Dịch vụ tốt sẽ thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh

Dù là xu hướng của tương lai, song để chuyển đổi giao thông xanh không phải là điều đơn giản. Ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Thừa Thiên Huế đã có những trao đổi về chiến lược của tỉnh trong lĩnh vực này.

Dịch vụ tốt sẽ thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh
Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế

TIN MỚI

Return to top