ClockThứ Ba, 19/06/2018 06:15

Cơ giới hóa ruộng đồng

TTH - Ông Nguyễn Minh Đức, Chánh Văn phòng Sở NN&PTNT thông tin: Toàn tỉnh hiện có khoảng 3.000 máy gặt, tuốt có động cơ, máy gặt xếp hàng, máy gặt đập liên hợp (GĐLH), 10.000 máy cày tay và hàng ngàn máy kéo có động cơ... đảm bảo cơ giới hóa (CGH) trong sản xuất, thu hoạch đạt trên 90% diện tích.

Giống lúa cho vùng đất ven đầm phá

 Cấy lúa bằng máy ở Phú Lương (Phú Vang)

Lợi ích “đa chiều”

“Đời sống bây giờ nhiều đổi thay, nông dân ai cũng muốn sắm cho mình một chiếc máy cày, máy tuốt lúa để giải phóng sức lao động. Vả lại biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, mưa lũ bất thường, đến sớm nên cần có máy móc cày đất, gieo cấy sớm, thu hoạch nhanh gọn để tránh mưa lũ”, nông dân Trần Văn Dũng ở xã Quảng Thành (Quảng Điền) lý giải.

Theo ông Dũng, ngày trước cày vài sào đất bằng trâu phải mất cả buổi rất vất vả, tốn nhiều công sức, chi phí từ 100-150 ngàn đồng. Giờ đây cày bằng máy cơ giới, mỗi mẫu lúa chỉ mất vài giờ, chi phí cũng chỉ tương đương, thậm chí thấp hơn cày bằng trâu. Thu hoạch mỗi sào lúa bằng máy GĐLH chỉ mất vài chục phút, so với gặt bằng tay phải đến cả buổi mới xong. Chi phí gặt bằng tay có khi lại cao hơn so với bằng máy vì ngoài trả tiền công thuê mỗi sào 200 ngàn đồng, chủ đồng còn phải lo cơm ăn, nước uống; gặt xong còn phải tốn chi phí thuê máy tuốt lúa... Trong khi thu hoạch bằng máy GĐLH mỗi sào chỉ 170-180 ngàn đồng, nhưng “bao trọn gói” từ gặt đến tuốt lúa, đóng bao, người dân chỉ việc chở về nhà.

Chừng vài năm trở lại đây, thường nông dân gặt xong, lúa được phơi khô, đóng bao, kê cao trước khi lũ về. Đây là điều khác biệt so với nhiều năm trước, nông dân luôn chật vật trong các khâu sản xuất, thu hoạch, có khi vẫn không kịp tránh mưa lũ gây thiệt hại. Nông dân Nguyễn Văn Thà ở xã Quảng An (Quảng Điền) không bao giờ quên vụ lúa hè thu 2008, gia đình ông gần như mất trắng, thiệt hại gần 20 triệu đồng do thu hoạch chậm.

Chưa bao giờ nông dân lại “nhàn” như những năm gần đây khi hoàn toàn đưa máy cơ giới vào các khâu sản xuất, nhất là với cây lúa. Chỉ trong vòng 7-10 ngày là thu hoạch xong toàn bộ diện tích lúa đông xuân. Xong vụ đông xuân xoay sang làm đất, gieo cấy lúa hè thu cũng chỉ trong vòng một tuần là xong. Suốt cả mùa vụ kéo dài bốn tháng, bà con chỉ mất thêm ít công bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, làm cỏ...

“Thời gian còn lại, nhiều hộ đi làm thuê các nghề, phụ thợ hồ, cào tép, cào trìa, bủa lưới để kiếm thêm thu nhập, mỗi ngày vài trăm ngàn đồng”, ông Thà xởi lởi.

Cơ giới hóa trên 90%

Giám đốc HTXNN Đông Phú (Quảng Điền) Lê Văn Thứ thông tin, chừng 5 năm trở lại đây, HTX đưa cơ giới hóa (CGH) vào sản xuất nông nghiệp gần như toàn bộ diện tích. Ngoài số máy cày, máy GĐLH của HTX mua sắm, trên địa bàn còn có hàng trăm máy cày tay và khoảng 10 máy GĐLH của các nhóm hộ, hộ cá nhân đảm bảo cho các khâu làm đất, gieo cấy và thu hoạch lúa. Sử dụng máy cơ giới trong sản xuất không chỉ nhanh gọn, giải phóng sức lao động mà còn góp phần nâng cao năng suất lúa. Liên tục nhiều năm gần đây, năng suất lúa bình quân của HTXNN Đông Phú luôn đạt từ 70-75 tạ/ha.

Ông Bùi Bình, cán bộ HTXNN Phú Dương (Phú Vang) chia sẻ, do khó khăn về nguồn vốn nên HTX chưa thể đầu tư mua sắm máy GĐLH. Tuy nhiên các nhóm hộ, hộ cá nhân trên địa bàn HTX đã mua sắm trên 10 máy GĐLH. Mỗi khi vào vụ thu hoạch, HTX liên hệ với các chủ máy để tổ chức thu hoạch nhanh cho người dân. Ngay sau khi kết thúc thu hoạch vụ đông xuân, HTX huy động toàn bộ máy cày tay trên địa bàn khoảng 100 chiếc để làm đất, gieo cấy lúa nhanh, đảm bảo khung lịch thời vụ, kịp thu hoạch, phơi khô trước mùa mưa lũ.

Khó khăn như HTXNN Thuận Hòa (TX. Hương Trà), song phong trào CGH trong sản xuất lúa cũng đang phát triển rất mạnh. HTX này cũng chưa có điều kiện mua sắm máy GĐLH nhưng đã tổ chức tuyên truyền, vận động các nhóm hộ, hộ cá nhân mua sắm 9 máy GĐLH và hàng trăm máy cày tay.

“Vụ đông xuân vừa rồi chỉ mất chưa đầy một tuần đã thu hoạch xong toàn bộ diện tích trên địa bàn HTX. Nhờ đó, người dân khẩn trương, kịp thời làm đất, gieo cấy lúa hè thu đảm bảo khung lịch thời vụ, phấn đấu thu hoạch trước 30/8”, ông Nguyễn Ngọc Bình, Giám đốc HTXNN Thuận Hòa thông tin.

Ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đánh giá, chưa bao giờ phong trào CGH trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh mạnh mẽ như hiện nay. Ngoài sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, các HTX, người dân đã ý thức rất cao trong việc CGH, mạnh dạn đầu tư thiết bị máy móc đưa vào sản xuất để giải phóng sức lao động, mang lại hiệu quả.

Một trong những yếu tố thuận lợi cho việc đưa CGH vào sản xuất là sự đầu tư thỏa đáng trong việc xây dựng hệ thống đê bao, đường giao thông nội đồng. Hiện nay nông dân chủ yếu sử dụng phương thức gieo sạ, tuy nhiên vẫn còn một số diện tích phải gieo cấy cần được CGH nhằm đảm bảo tiến độ khung lịch thời vụ, năng suất và chất lượng sản phẩm.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân
Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024

Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2024).

Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024
Lần đầu Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và tư lệnh ngành nông nghiệp cùng đối thoại với nông dân

Với thông điệp “Cùng chia sẻ, cùng lắng nghe”, Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ IX năm 2024 đã nhận được hàng nghìn ý kiến, đề xuất, kiến nghị, chia sẻ liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nổi bật, có các vấn đề: tái thiết, phục hồi sản xuất sau cơn bão số 3; hỗ trợ cây, con giống, vật tư nông nghiệp đầu vào; chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.

Lần đầu Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và tư lệnh ngành nông nghiệp cùng đối thoại với nông dân
Nông dân hướng đến chuyển đổi số

Không những thành lập các chi, tổ hội nông dân (HND) nghề nghiệp, các cấp HND còn hỗ trợ hội viên, nông dân (HVND) hướng đến mô hình nông nghiệp chuyển đổi số.

Nông dân hướng đến chuyển đổi số
Return to top