ClockThứ Bảy, 05/01/2019 06:30

Cứu lúa

TTH - Vụ Đông xuân 2018-2019 bắt đầu, tuy nhiên thời tiết phức tạp, mưa rét kéo dài đang khiến nông dân “mất ăn, mất ngủ”, khi nhiều diện tích đã gieo sạ vẫn đang bị ngập chưa tiêu thoát được…

Trừ sâu, tiêu úng cứu lúa đông xuânKhắc phục các tuyến đê bao nứt vỡ, cứu lúa đông xuân

Hệ thống tiêu thoát nước HTX Đông Phú

Cứu mạ Đông xuân

Dạo một vòng quanh các xứ đồng Hương Trà, Quảng Điền, người dân và các HTX đang tập trung khắc phục hậu quả do mưa lũ. Bên cạnh tu sửa hệ thống kênh mương tưới tiêu bị sạt lở, hư hỏng ở những vị trí nước rút, các địa phương còn tiến hành tiêu thoát nước cho đồng ruộng, đảm bảo tiến độ gieo sạ lúa đông xuân.

Số liệu thống kê của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, toàn tỉnh có 530ha lúa mới gieo sạ bị ngập, chủ yếu là giống lúa dài ngày (4B); tập trung tại Hương Trà 225ha (xã Hương Phong), Quảng Điền 305ha (xã Quảng An, Quảng Thành). Giống đã ngâm ủ không gieo sạ được: 23,5 tấn (18,5 tấn tại xã Quảng An, Quảng Thành, huyện Quảng Điền, 5 tấn tại xã Hương Vinh, TX. Hương Trà).

Trưa 4/1, chúng tôi có mặt tại xứ đồng HTX Đông Phú, xã Quảng An (Quảng Điền) mặc dù thời tiết mưa lạnh nhưng nhiều nông dân vẫn không nghỉ trưa mà tranh thủ ra đồng, khẩn trương gieo sạ lại những ruộng lúa bị chết do ngập úng.

Bà Trần Thị Tươi, xã Quảng An nhanh tay làm những rãnh thoát nước dọc thân ruộng để đẩy nhanh tốc độ thoát nước. “Ruộng nhà tôi sạ cách đây 7 ngày, vừa gieo sạ xong thì mưa tầm tã, kéo dài đến nay. Cứ hễ trời tạnh, vợ chồng tôi lại ra ruộng tiêu bớt nước nhưng do mưa liên tiếp, ruộng ngập nước nên mạ bị hư thành từng đám, bà Tươi nói.

Vụ đông xuân này, xã Quảng An đưa vào gieo sạ 488 ha trong đó đã hoàn thành gieo sạ 160 ha. Do ảnh hưởng thời tiết, hiện có 110 ha bị ngập, trong đó nhiều diện tích ngập sâu, nặng nhất là HTX Đông Phú với 95 ha bị ngập.

Dẫn chúng tôi đi một vòng cánh đồng, ông Lê Văn Thứ, Giám đốc HTX Đông Phú cho biết: Trong đợt mưa lớn này, lưu lượng nước đổ về khá nhanh, các cửa tràn nhỏ không thoát lũ kịp thời khiến hàng trăm mét kênh mương, đê bao bị xói lở, hư hỏng. HTX chủ động đầu tư kinh phí khắc phục tạm thời các công trình để kịp thời đưa vào sản xuất vụ đông xuân. HTX đang huy động 2 trạm bơm điện và 3 máy bơm dầu hoạt động 24/24h dọc cánh đồng, tiêu úng cho đồng ruộng hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra. Cùng với đó, yêu cầu người dân tham gia khơi thông hệ thống kênh, mương đẩy nhanh tốc độ tiêu thoát nước. Đến nay, HTX đã chi hơn 80 triệu đồng khắc phục trong đợt mưa rét lần này.

Thay đổi cơ cấu giống

Tập trung đấu úng nhưng nhiều người dân, HTX vẫn không bớt âu lo khi tình hình thời tiết phức tạp, khả năng tiêu thoát nước bị hạn chế, ảnh hưởng đến mạ gieo bổ sung.

Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền, ông Nguyễn Đình Đức thông tin: Những ngày này, bên cạnh tập trung đấu úng, chúng tôi phối hợp cùng nông dân kiểm tra chất lượng giống còn sót lại trên mặt ruộng khi nước rút. Phần diện tích lúa bị ngâm nước lâu, giống lúa hư hại và bị trôi, nhanh chóng làm đất gieo sạ lại để kịp thời vụ. Các HTX liên hệ với công ty giống cung ứng đủ giống cho người dân gieo sạ; đồng thời, vận động người dân gieo sạ các giống lúa ngắn ngày để đảm bảo khung lịch thời vụ.

Theo cơ cấu giống, vụ đông xuân chủ yếu sử dụng các giống dài ngày nên việc chủ động chuyển đổi giống sẽ gặp khó khăn. Cùng với đó, huyện chỉ đạo Phòng NN&PTNT huyện, HTX tập trung tu sửa, nạo vét kênh mương nội đồng nhằm đảm bảo tiêu thoát, đẩy nhanh tiến độ làm đất, vệ sinh đồng ruộng, kịp thời xuống giống gieo sạ.

Không riêng gì Quảng Điền, các địa phương bị ảnh hưởng do đợt mưa rét này cũng đang tập trung khắc phục theo phương châm nước rút đến đâu gieo sạ đến đó. Tại Hương Trà, địa phương có diện tích lúa ngập khá cao cũng đã chỉ đạo ngành nông nghiệp, các địa phương thực hiện giải pháp gia cố lại đê bao, huy động toàn bộ trạm bơm điện hoạt động 24/24 giờ, đồng thời kết hợp với trạm bơm của nông dân để tháo úng, hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các địa phương đồng loạt gieo cấy theo lịch thời vụ. Các địa phương nên đề phòng, rét đậm, rét hại, nếu nhiệt độ dưới 15 độ C cần khuyến cáo nông dân ngừng cấy, chờ thời tiết ấm trở lại mới được cho xuống đồng; giữ ấm cho mạ bằng cách che chắn nylon; đối với các trường hợp gieo sạ nếu đã ủ mầm cần thực hiện các biện pháp hãm mộng, tránh tăng nhiệt để hạn chế rễ phát triển...

Ông Cái Văn Thám, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo: Những diện tích đã gieo sạ bị hư hỏng hoàn toàn cần chủ động chuyển đổi sang sử dụng các giống lúa ngắn ngày thay thế để đảm bảo khung lịch thời vụ; tăng cường các giải pháp chăm bón cho lúa sau khi nước rút, có thể bón bổ sung tro bếp và kali, phòng trừ dịch hại lúa giai đoạn đầu vụ, giúp cây lúa sinh trưởng tốt.

Bài, ảnh: HOÀNG LOAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thời tiết ngày 8/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/12, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8.

Thời tiết ngày 8 12 Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rét
Không chủ quan với rét đậm, rét hại

Dự báo đợt rét đậm, rét hại có thể kéo dài “xuyên tết”, mấy ngày nay lực lượng cán bộ chăn nuôi-thú y đến tận cơ sở, hướng dẫn người dân chủ động bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm (GSGC) nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm cho dịp Tết Cổ truyền.

Không chủ quan với rét đậm, rét hại
Phòng, chống rét cho vụ đông xuân

Đến nay, các địa phương đã gieo 27,5ha mạ, sạ khoảng 500ha lúa đông xuân 2023-2024. Ngành nông nghiệp cùng các địa phương đang chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống rét cho mạ, lúa non.

Phòng, chống rét cho vụ đông xuân
Khắc phục khó khăn đầu vụ

Bước vào đầu vụ đông xuân, nông dân gặp nhiều khó khăn, bất lợi do thời tiết mưa rét diễn biến phức tạp.

Khắc phục khó khăn đầu vụ
Return to top