ClockThứ Bảy, 06/01/2024 07:09

Phòng, chống rét cho vụ đông xuân

TTH - Đến nay, các địa phương đã gieo 27,5ha mạ, sạ khoảng 500ha lúa đông xuân 2023-2024. Ngành nông nghiệp cùng các địa phương đang chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống rét cho mạ, lúa non.

Khắc phục khó khăn đầu vụ

Nông dân chuẩn bị gieo sạ 

Mấy ngày nay, nông dân phường Hương Sơ (TP. Huế) triển khai làm đất, tiến hành gieo sạ một số diện tích lúa. Từ khi xuống giống cũng là lúc trời trở rét và đổ mưa. Thời tiết như thế này là chuyện bình thường đối với nông dân Hương Sơ cũng như trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên yêu cầu với nông dân là không chủ quan mà phải tập trung triển khai chống rét cho mạ, lúa vừa nảy mầm và lúa non.

Ông Nguyễn Văn Quang ở phường Hương Sơ bảo, thời tiết cực đoan, mưa rét từ đầu vụ đông xuân thường xảy ra từ nhiều năm nay. Mặc dù, nông dân có nhiều kinh nghiệm trong phòng, chống rét cho mạ, lúa non, song không thể chủ quan trước diễn biến thời tiết hết sức phức tạp, khó lường như hiện nay. Từ khi gieo sạ đến nay, hầu như ngày nào ông Quang cũng kiểm tra đồng ruộng đã gieo sạ để có biện pháp phòng, chống rét theo quy định.

Tại các hợp tác (HTX) xã Hương Vinh, Thuận Hòa (TP. Huế)…, nông dân cũng đang tích cực làm đất, gieo cấy vụ đông xuân. Ông Nguyễn Ngọc Bình, Giám đốc HTX Nông nghiệp Thuận Hòa chia sẻ, ngoài việc đốc thúc bà con gieo mạ, làm đất để gieo cấy là đông xuân kịp thời vụ, HTX vận động, khuyến cáo hộ thành viên, nông dân triển khai phòng, chống rét cho mạ, lúa non theo hướng dẫn của cán bộ HTX và chính quyền địa phương.

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, ông Hồ Đính thông tin, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, rét đậm rét hại còn có thể tiếp tục kéo dài trong những ngày tới, nền nhiệt tiếp tục xuống thấp cùng với mưa phùn, độ ẩm cao sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.

Để hạn chế thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra đối với lúa và sản xuất nông nghiệp nói chung, ngành nông nghiệp đôn đốc, vận động nông dân tiến hành cày lật đất, làm đất sớm để tiêu hủy lúa chét, cỏ dại và tiêu diệt các mầm mống sâu bệnh. Các địa phương và nông dân theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, gieo cấy đúng khung lịch thời vụ, triển khai các phương án chống rét, úng khi có mưa lớn xảy ra.

Các HTX, nông dân phải có biện pháp đảm bảo đủ nước trong đồng ruộng để giữ ấm cho lúa (giữ mực nước bằng 2/3 chiều cao cây lúa); tuyệt đối không bón đạm hoặc phân N:P:K cho lúa khi nhiệt độ thấp. Bà con tranh thủ thời tiết tạnh ráo, trời ấm, tiến hành chăm sóc, tỉa dặm đảm bảo mật độ, bón phân thúc sớm, cân đối N:P:K đối với diện tích lúa theo đúng quy trình. Từ đó, giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe ngay từ đầu vụ, tăng khả năng chống chịu với sinh vật gây hại, điều kiện ngoại cảnh bất lợi.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nông dân không được sử dụng các loại thuốc trừ cỏ để phun cho cây lúa sau khi sạ trong điều kiện thời tiết mưa rét, nhiệt độ xuống thấp dưới 18oC. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và có thể gây chết lúa.

Tùy theo tình hình thực tế của địa phương cần phải cơ cấu các giống lúa gieo cấy hợp lý, chuyển đổi các giống có thời gian sinh trưởng dài, trung ngày như NN4B, X21, Xi23… sang các giống có thời gian sinh trưởng ngắn như HG12, ĐT100, DT39… trên các diện tích thấp trũng, gieo cấy muộn để đảm bảo lịch thời vụ gieo trồng, giảm chi phí đấu úng. Ngành nông nghiệp, các HTX chủ động rà soát, chuẩn bị lượng giống dự phòng cần thiết, tuyệt đối không bỏ hoang đồng ruộng.

Các địa phương thường xuyên kiểm tra, phát hiện và hướng dẫn nông dân phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại kịp thời, đặc biệt là chuột và ốc bươu vàng… Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; nhân rộng các mô hình quản lý sinh vật gây hại tổng hợp (IPM), mô hình “3 giảm 3 tăng”, sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý gốc rạ… nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Đối với các loại cây trồng khác cần kịp thời thu hoạch rau màu vụ đông đến thời kỳ để đảm bảo năng suất và chất lượng. Nông dân bón bổ sung phân chuồng hoai mục, phân lân, kali, tro bếp nguội, phân vi lượng cho diện tích rau chưa đến kỳ thu hoạch để cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, tăng khả năng chống chịu với rét đậm, rét hại. Tuyệt đối không gieo trồng các cây rau, màu khi thời tiết rét đậm, rét hại.

Tuỳ điều kiện cụ thể của các địa phương để bố trí các “công thức” sản xuất luân canh, xen canh phù hợp (lạc - sắn, lạc - đậu đỗ, lạc - khoai) để đảm bảo thời vụ. Người dân cần tăng cường đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật ngay từ đầu vụ để đạt được năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế, an toàn thực phẩm.

Riêng cây ăn quả, ngành nông nghiệp hướng dẫn nông dân thường xuyên vệ sinh vườn, cắt tỉa các cành vượt, sâu bệnh, khơi thông hệ thống thoát nước; tăng cường chăm sóc, bón phân cân đối cho cây ăn quả, cao su, cây tiêu... đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển và chống chịu sâu bệnh gây hại. Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân tiến hành tủ gốc giữ ấm cho cây bằng tàn dư hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp…; kết hợp điều chỉnh lượng phân bón, tăng cường kali, phân hữu cơ, giảm N:P:K để tăng khả năng chống rét cho cây.

Bài, ảnh: HOÀNG THẾ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp

Không ngừng học hỏi và đổi mới cách làm, Ngô Thị Tuyết, cô gái 9X ở xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy) đã biến những phụ phẩm nông nghiệp của quê hương thành sản phẩm dầu gội chất lượng.

“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp
Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm

Với điều kiện thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng và khí hậu đặc trưng của vùng núi A Lưới, xã Quảng Nhâm đã được chọn là một trong những địa bàn trọng tâm để phát triển vùng trồng dược liệu. Trong tổng diện tích 210ha của dự án tại huyện, xã Quảng Nhâm chiếm 60ha, trong đó cây gấc đóng vai trò chủ lực.

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top