ClockThứ Hai, 24/01/2022 20:00

Đánh giá đặc tính cảm quan cây mai vàng Huế

TTH.VN - Đó là nội dung của hội thảo do Sở Khoa học & Công nghệ tổ chức vào chiều 24/1. Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, cùng các nhà nghiên cứu sinh vật cảnh; chủ nhân, nghệ nhân người chơi mai xứ Huế.

Thực hiện đề án “Huế - Thành phố bốn mùa hoa”Phát triển giống Mai vàng Huế

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại hội thảo

Dịp này, các nhà nghiên cứu, chủ nhân, nhà vườn chơi mai Huế tâm huyết trao đổi, góp ý nhận diện đặc tính cảm quan cây mai vàng Huế được đối chứng với mai vàng ở các tỉnh Bình Định và Vĩnh Long về hình dáng, màu sắc thân, lá, hoa... Qua đó xác định các đặc điểm sinh học, hình thái của loại mai vàng ở Huế khác với giống mai vàng khác. Trên cơ sở này để nghiên cứu bảo tồn, trồng chăm sóc phát triển sản phẩm đặc hữu.... đưa Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam.

Phó Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ, mai vàng đã gắn bó với người dân xứ Huế từ rất lâu đời. Màu vàng của sắc hoa còn thể hiện sự sung túc, đầy đủ, no ấm... Do vậy, bằng nhiều phương thức, hoạt động và giải pháp, chính quyền và người dân địa phương đã, đang và tiếp tục chung sức đồng lòng xây dựng Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam trong thời gian đến.

Tại hội thảo các ý kiến trao đổi đi đến thống nhất thành lập Hội mai vàng xứ Huế - một địa chỉ không dừng lại việc sản xuất kinh doanh mà sẽ là nơi giao lưu quảng bá giá trị sản phẩm mang đặc trưng văn hóa của Huế.

Tin, ảnh: Minh Văn

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top