ClockThứ Sáu, 29/06/2018 05:45

Dịch bệnh phát tán trên cây trồng, vật nuôi

TTH - Thống kê từ Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, đến thời điểm này, 24 ha tôm của 44 hộ nuôi bị bệnh đốm trắng, tập trung ở các địa phương Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước.

Nâng cao kiến thức phòng, chống dịch bệnh mùa hèSen Phong Điền chết bất thường trên diện rộngKhông để xảy ra dịch bệnh

Thời tiết nắng nóng kèm mưa giông buổi chiều tối làm cây trồng, vật nuôi bị dịch bệnh.

Tôm nuôi chết do dịch bệnh vì nắng nóng

Gần 500 ha lúa bị sâu bệnh gây hại

Ông Nguyễn Hiển (thôn An Xuân, xã Quảng An) cho biết: “Mọi năm trước, tới thời điểm nắng nóng khiến tôm bị dịch bệnh nhưng chỉ xảy ra đầu vụ. Năm nay, các hộ nuôi đạt 2-2,5 tháng nhưng cứ mưa giông buổi chiều, nguồn nước thay đổi là tôm đổ bệnh. Kiểm tra cho thấy số diện tích tôm bị bệnh đốm trắng cùng nhiều bệnh về môi trường khác. Do phải bán “non” 3 hồ nên vụ tôm năm nay hạch toán lại gia đình tui vẫn thua lỗ”.

Từ khi xuống giống đến thời điểm nuôi hiện tại, bình quân mỗi ha tôm, các hộ dân đã bỏ chi phí từ thức ăn, con giống, công cán và tiền thuê hồ khoảng 35 triệu đồng. Khi dịch bệnh xảy ra, số tôm còn sót lại trong hồ buộc bà con phải “bán non” thu hồi vốn được khoảng 5-7 triệu đồng/ha nên cơ bản vụ tôm năm nay ở Quảng Điền các hộ đều rơi vào tình cảnh khó khăn.

TS. Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có gần 35 ha tôm sú, thẻ chân trắng bị dịch bệnh. Trong đó, số diện tích tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng đã được xác định là 3,2 ha; 31,8 ha còn lại là do các bệnh về môi trường.

Không riêng nuôi tôm, thống kê của Chi cục TT&BVTV tỉnh cho thấy, vụ hè thu năm 2018, toàn tỉnh hiện đã có 130 ha lúa bị chuột gây hại (tỷ lệ thiệt hại 3-10%), ốc bưu vàng gây hại 349,5 ha (mật độ 3-6 con/m2) và rầy nâu, lưng trắng gây hại mật độ 50-100 con/m2, nơi cao 500 con/m2…

Thông tin từ các xã Phong An, Phong Hiền (Phong Điền), ảnh hưởng thời tiết nắng nóng, 80/142 ha sen bị bệnh thán thư cùng nhiều bệnh khác với triệu chứng chết dần từ thân đến lá. Hiện, có hàng trăm hộ dân bị thiệt hại do sen chết ở Phong Điền và tình trạng sen chết chưa dừng lại.

Triển khai các giải pháp phòng trừ

Bà Trần Thị Thanh Nhã, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền thông tin, hiện nay đang là cao điểm nắng nóng, ban ngày trời nắng, nhiệt độ cao, chiều tối thường xuất hiện các trận mưa giông nên dễ phát sinh dịch bệnh trên các đối tượng nuôi trồng thủy sản. Số liệu đo đạc cho thấy, trong tuần qua trời nắng, độ mặn trong vùng nuôi trồng thủy sản dao động giảm dần từ Quảng Thành đến thị trấn Sịa 13-3%. Phòng phối hợp với các địa phương triển khai một số biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trong mùa nắng nóng đối với các đối tượng nuôi trồng thủy sản. Đơn vị đã khuyến cáo và hướng dẫn các hộ nuôi cần tăng cường sử dụng các loại men vi sinh nhằm ổn định môi trường nước trong hồ; bổ sung Vitamin C để tăng sức đề kháng cho các đối tượng nuôi; sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng để hạn chế ô nhiễm môi trường nước khi đối tượng nuôi không tiêu thụ hết thức ăn tồn đọng. Khuyến cáo các địa phương vận động người dân thu tỉa khi tôm cá đạt kích cỡ thu hoạch để giảm mật độ trong ao, sử dụng sục khí để tăng cường lượng oxy trong ao nuôi.

TS. Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thông tin, đã trang cấp thêm cho các địa phương 17 tấn cloromin (2 đợt) giúp các hộ nuôi xử lý và cách ly các hồ nuôi trồng thủy sản bị địch bệnh. Đồng thời khuyến cáo, khi phát hiện vật nuôi bị bệnh cần báo cho chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh lây lan trên diện rộng.

Theo ông Hưng, trong giai đoạn này, các hộ nuôi trồng thủy sản cần thận trọng khi đưa nước vào hồ, thường ngoài lắng lọc cần kiểm tra nguồn nước bằng cách cho vào xô chậu một thời gian, bỏ ngoài nắng, thả một số đối tượng thủy sản vào để kiểm tra trước. 

Đối với cây lúa, ông Cái Văn Thám, Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV tỉnh cho hay, chi cục đã tăng cường cán bộ về cơ sở, kiểm tra và hướng dẫn nông dân bón phân thúc đồng cân đối, đúng thời điểm giúp cây lúa phát triển. Các HTX cần điều tiết nước hợp lý để cây lúa phát triển và hạn chế ảnh hưởng chua phèn trong điều kiện nắng nóng, nhiệt độ cao; khoanh vùng, tăng cường kiểm tra rầy nâu, lưng trắng gây hại để chủ động phun trừ nơi có mật độ cao; tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phun trừ trên diện hẹp.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi

Nhằm hạn chế thiệt hại về gia súc trong mùa mưa rét năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã yêu cầu các địa phương chú trọng các biện pháp phòng rét cho vật nuôi.

Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Thế giới Cây và hoa Việt Nam
Return to top