ClockThứ Bảy, 05/12/2020 14:45

“Đòn bẩy” cho sản xuất nông nghiệp

TTH - Việc triển khai các chính sách hỗ trợ (theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh) tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN), thông qua các mô hình, dự án (DA) góp phần tăng trưởng sản xuất nông nghiệp (SXNN), năng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trên thị trường.

Khẳng định vị thế kinh tế nông nghiệpTập trung xây dựng các mô hình nông nghiệp sạchĐộng lực phát triển nông nghiệp sạch

Sản xuất rau an toàn công nghệ cao mang lại thu nhập lớn cho người nông dân

Nhiều mô hình “tiền tỷ”

Theo Sở NN&PTNT, sau 4 năm thực hiện các chính sách TCCNN, nhiều cá nhân, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với số DA đầu tư được hỗ trợ tăng dần hàng năm.

Cơ sở trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao của ông Hoàng Minh Sang (Vinh Hưng, Phú Lộc) với quy mô 3.500m2, doanh thu hàng năm đạt 1,7 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 700 triệu đồng/năm. Sau khi thẩm tra, nghiệm thu thực tế, Sở NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh xem xét, phê duyệt hỗ trợ ông Hoàng Minh Sang số tiền 500 triệu đồng.

Ông Sang cho biết, đầu tư SXNN công nghệ cao, nguồn vốn ban đầu khá lớn, ngoài nguồn vốn tự thân, cần phải có sự hỗ trợ tích cực, kịp thời của chính quyền địa phương. Hệ thống nhà màng và tưới nhỏ giọt tại cơ sở áp dụng theo kỹ thuật công nghệ cao Israel. Hệ thống hoạt đông theo chu trình khép kín, công nhân phải mặc đồng phục, dụng cụ làm vườn được khử trùng. Việc trồng dưa lưới trong nhà màng giúp loại bỏ, hạn chế côn trùng gây hại xâm nhập. Tổng sản lượng dưa lưới đạt khoảng 36 tấn/năm, ngoài tiêu thụ trong tỉnh sản phẩm còn có mặt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Một số DA tiêu biểu triển khai thành công trên địa bàn có thể kể đến là: DA trồng hoa lan trong nhà lưới ứng dụng công nghệ cao ở Hương Xuân (Nam Đông) với quy mô 1,200m2, doanh thu 950 triệu đồng, lợi nhuận 610 triệu đồng/năm. DA nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ứng dụng công nghệ chế phẩm sinh học bằng ao tròn lót bạt tại Điền Lộc (Phong Điền) quy mô 3.000m2, doanh thu 4,9 tỷ đồng, lợi nhuận 1,7 tỷ đồng/năm. DA trang trại chăn nuôi lợn Bôn Lành tại xã Vinh Mỹ (Phú Lộc) quy mô gần 1.000m², doanh thu hàng năm 5 tỷ đồng, lợi nhuận 1,8 tỷ đồng/năm…

Ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính (Sở NN&PTNT) thông tin, các cơ sở sau khi nhận hỗ trợ từ chính sách TCCNN tiếp tục tổ chức sản xuất đạt kết quả khả quan, thể hiện sự hiệu quả của chính sách trong việc khuyến khích phát triển SXNN. Đặc biệt là các mô hình, DA SXNN áp dụng công nghệ cao trên các đối tượng cây con, sản phẩm chủ lực của tỉnh thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và góp phần giải quyết lao động tại địa phương.

Động lực phát triển

Chính sách khuyến khích phát triển SXNN thực hiện TCCNN giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 32 của UBND tỉnh mở ra hướng đi mới trong công tác quy hoạch phát triển sản xuất và thúc đẩy các ngành kinh tế, góp phần cải thiện môi trường thuận lợi hơn cho SXNN trên địa bàn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn và ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ cao vào sản xuất.

Đến nay, số cơ sở/DA SXNN ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt và thủy sản được hỗ trợ là 24 cơ sở với tổng diện tích sản xuất hơn 40.000m².

Sở NN&PTNT tiến hành nghiệm thu, hỗ trợ cho 35 cơ sở với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 12,6 tỷ đồng/26 tỷ đồng ngân sách tỉnh bố trí hỗ trợ giai đoạn 2017-2020, hiện đang thẩm định hồ sơ cho 10 cơ sở và đang hướng dẫn cho 10 cơ sở để tiếp tục xem xét hỗ trợ; từ nay đến cuối năm 2020 có khoảng 15 DA đề nghị hỗ trợ với kinh phí khoảng 8 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm 2020 tổng kinh phí hỗ trợ của cả giai đoạn khoảng 20,6 tỷ đồng/26 tỷ đồng ngân sách bố trí, tỷ lệ giải ngân đạt khoảng 80%.

Từ nguồn vốn thực hiện các Chương trình MTQG của Trung ương, Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ngành và các địa phương tham mưu UBND tỉnh phân bổ một phần kinh phí để hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn các địa phương thông qua các mô hình, DA hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Đến nay, Chương trình MTQG xây dựng NTM đã hỗ trợ 44,6 tỷ đồng để thực hiện 347 mô hình sản xuất, DA liên kết; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (bao gồm cả Chương trình 135 và 30a) hỗ trợ 58,6 tỷ đồng để thực hiện các mô hình và DA nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế.

Ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đánh giá, chính sách khuyến khích phát triển SXNN thực hiện TCCNN sẽ tiếp tục tạo động lực đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh thông qua mở rộng quy mô về diện tích và tăng số lượng các cơ sở đầu tư vào nông nghiệp lĩnh vực này.

Dự kiến đến năm 2025, tổng số cơ sở đầu tư SXNN ứng dụng công nghệ cao; chăn nuôi trang trại an toàn sinh học, hữu cơ; sản xuất giống… trên địa bàn tỉnh sẽ tăng thêm 80 cơ sở (bình quân 16 cơ sở/năm). Đồng thời, sẽ huy động được nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp của các đối tượng tham gia chính sách giai đoạn 2021-2025 khoảng 100 tỷ đồng/40 tỷ đồng ngân sách nhà nước hỗ trợ...

Theo Sở NN&PTNT, trong các lĩnh vực được hỗ trợ đầu tư theo Quyết định 32, lĩnh vực phát triển chăn nuôi trang trại, nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, số DA đã và đang đầu tư vẫn còn ít. Nguyên nhân việc khuyến khích nhân rộng các mô hình, DA có hiệu quả, quan tâm phát triển kinh tế trang trại tại các địa phương còn nhiều hạn chế và thiếu sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn cho chủ thể sản xuất.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

TIN MỚI

Return to top