ClockThứ Tư, 22/06/2022 08:41

Đưa thành tựu khoa học vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTH - Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) đã thu hút được sự quan tâm, tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp địa phương thì kết quả này vẫn còn khiêm tốn, thiếu bền vững.

Phong Điền: Giảm chi phí sản xuất ‘bù” giá vật tư nông nghiệpQuảng Điền: Đưa du lịch cộng đồng vào sản phẩm OCOPLiên kết để nâng cao giá trị sản phẩm

Trồng rau sạch công nghệ cao ở huyện Nam Đông

Còn thiếu và yếu

Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 68.000ha, chiếm 13,81% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. Thời gian qua, tỉnh quan tâm đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào phát triển nông nghiệp CNC, như công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, tự động hóa… và xem đây là một trong những giải pháp then chốt để giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp hiện nay.

Theo phân tích của các nhà chuyên môn, rất nhiều lợi ích đem lại khi ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đó là giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Nông nghiệp CNC giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu...

Thực tế cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và chưa thật sự hiệu quả, bền vững. Đến nay, toàn tỉnh mới có 25 DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Quy hoạch khu và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC với cơ sở hạ tầng thiết yếu vẫn chưa có.

Theo ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN, các chương trình khuyến nông, hỗ trợ ứng dụng KHCN với nguồn lực còn hạn chế, bố trí manh mún, thiếu tập trung. Việc triển khai các mô hình ứng dụng KHCN chưa hướng trọng tâm vào DN có năng lực, có quy mô. Liên kết giữa nhà khoa học - DN - nông dân còn yếu và thiếu bền vững. Công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHCN vào phát triển sản xuất chưa có nhiều đổi mới, việc ứng dụng CNC vào các khâu thu hoạch, bảo quản và chế biến còn hạn chế…

Thừa Thiên Huế là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, khí hậu khắc nghiệt, nên sản xuất nông nghiệp thường có độ rủi ro cao, tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" vẫn tái diễn nên chưa thu hút được DN đầu tư vào nông nghiệp CNC.

Ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh cho rằng, nên hỗ trợ vốn, chính sách tốt cho các DN đến Huế đầu tư CNC, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính sách ở đây cụ thể là mặt bằng tại trung tâm thành phố để xây dựng trung tâm đào tạo nhân sự, thu hút chuyên gia; chính sách tài trợ đất để xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị...

Thu hút đầu tư

Thừa Thiên Huế đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, bước đầu thu hút được các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng CNC, VietGAP, hữu cơ trong trồng trọt ngày càng mở rộng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 40 nhà lưới với tổng diện tích khoảng 55.000m2 được xây dựng. Hơn 5.600ha lúa và rau các loại được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất theo hướng hữu cơ. Các mô hình chăn nuôi CNC, VietGAP, hữu cơ, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh dần được định hình, từng bước tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Hiện, có trên 40 cơ sở chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ, sử dụng đệm lót sinh học và 1 trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ tại tổ hợp chăn nuôi 4F ở xã Phong Thu (Phong Điền) với quy mô 100 con lợn nái và 2.200 con lợn giống, lợn thịt.

Lĩnh vực lâm nghiệp ứng dụng CNC cũng đã thu hút được một số DN đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, khép kín để sản xuất cây con bằng phương pháp nuôi cấy mô với công suất thiết kế khoảng 6 triệu cây/năm, đảm bảo chất lượng và cung ứng cho thị trường trong tỉnh và các vùng phụ cận.

Nuôi trồng thủy sản ứng dụng CNC cũng đang được chú trọng đầu tư. Có khoảng 120ha diện tích tôm thẻ chân trắng được nuôi theo hướng Globalgap, ASC, BMP; khoảng 12ha nuôi trồng thủy sản theo chuẩn VietGAP; hơn 80ha nuôi trong nhà bạt theo công nghệ Biofloc và có hơn 4.000ha nuôi xen ghép nhiều đối tượng thân thiện môi trường theo phương thức quảng canh cải tiến.

Mặc dù có nhiều mô hình, dự án về sản xuất nông nghiệp đang ứng dụng tiến bộ KHCN, nhưng để tiếp tục nhân rộng, phát triển toàn diện và bền vững, còn cần thêm nhiều mô hình, dự án KHCN tiềm năng mới được xây dựng và triển khai. Đơn cử như: sản xuất giống tôm sú, cá biển vượt trội, ngắn ngày, chống chịu tốt với biến đổi khí hậu; nuôi tôm công nghệ cao tuần hoàn nước; nuôi thủy sản vùng đầm phá áp dụng KHCN để kiểm soát độ mặn, nhiệt độ, dinh dưỡng nhằm phòng, chống dịch bệnh hiệu quả; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển đàn bò chất lượng cao; bảo tồn và phát triển một số cây ăn quả có giá trị...

Để nông nghiệp Thừa Thiên Huế phát triển bền vững theo hướng CNC, yếu tố không thể thiếu chính là phải thu hút nhiều DN đầu tư vào nông nghiệp để dẫn dắt khâu sản xuất, định hướng thị trường, tạo động lực phát triển. Tỉnh cần tự chủ công nghệ tại địa phương. Cách tốt nhất là tạo điều kiện thu hút các công ty về CNC, nhất là cho nông nghiệp về đầu tư ở tỉnh, phối hợp DN xây dựng trung tâm phát triển CNC tại trung tâm thành phố để đào tạo, thu hút các chuyên gia để học hỏi và đóng góp thêm cho cả nông nghiệp lẫn kích cầu du lịch. Tỉnh và các ngành chức năng cần tranh thủ các nguồn lực, sớm xây dựng một trung tâm để làm điểm về mô hình nông nghiệp thông minh toàn diện. Mô hình này sẽ gồm: khu canh tác mẫu, nghiên cứu, hoàn thiện hệ sinh thái nông nghiệp CNC; thúc đẩy thanh niên khởi nghiệp sáng tạo; kết hợp khu nghiên cứu, chế xuất sản phẩm; địa điểm du lịch mới.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top