ClockThứ Ba, 11/04/2023 09:05

Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại A Lưới

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôiNhân tạo thành công bò lai Wagyu Nhật Bản tại A Lưới

A Lưới là huyện vùng cao thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc Kinh, Pa Kô, Tà Ôi, Cơ Tu… nơi đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Địa phương sở hữu diện tích đất đai đủ lớn, có nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào phục vụ chăn nuôi gia súc, là điều kiện lý tưởng để xây dựng và hình thành các vùng chăn nuôi tập trung với số lượng lớn. Nắm bắt lợi thế đó, huyện A Lưới đã triển khai Đề án phát triển đàn bò giai đoạn 2021 - 2025, với mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng vật nuôi, phấn đấu mỗi năm phát triển thêm 300 con. Hiện nay đàn bò A Lưới đã lên đến 11.000 con.

leftcenterrightdel
 Đàn bò của các hộ dân ở xã A Roàng

Ngày 27/2/2023, Cục sở Hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể “Thịt bò vàng A Lưới” cho Hội Nông dân huyện A Lưới quản lý. Đây là cơ sở để Hội vận động hội viên nông dân khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương; tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào; tiến tới sản xuất hàng hóa theo chuỗi và làm giàu từ chăn nuôi.

Thực hiện chủ trương của tỉnh về việc giúp đỡ các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% ở hai huyện A Lưới và Nam Đông giai đoạn 2017-2020; từ nguồn vốn ban đầu của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, năm 2019 dự án chăn nuôi bò cái sinh sản đã bàn giao 26 con bò cho 26 hộ nghèo và cận nghèo thuộc hội viên nông dân xã A Roàng, cộng với sự quan tâm của UBND huyện hỗ trợ mỗi hộ tham gia dự án kinh phí làm chuồng trại và trồng cỏ, đã mở ra cơ hội thoát nghèo cho Nhân dân trên địa bàn xã.

Sau khi được tiếp nhận bò sinh sản, các hộ dân đã tích cực làm chuồng trại, trồng cỏ, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản… Nhờ cần mẫn chăm sóc, số lượng đàn bò ngày càng phát triển mạnh mẽ; cụ thể năm 2020 tăng thêm 11 con, năm 2021 tăng thêm 7 con, năm 2022 tăng thêm 27 con. Đến nay sau 3,5 năm thực hiện dự án tổng đàn bò tăng lên 71 con và bà con đã trồng thêm 5.000m2 cỏ cho bò ăn. Dự án đã góp phần đưa tổng đàn bò của xã từ 315 con (năm 2019) lên 741 con (năm 2022), tổng số hộ có chăn nuôi bò là 148 hộ, số hộ là hội viên nông dân 131 hộ.

Nhờ chủ trương chung và các chính sách hỗ trợ phát triển đàn bò của huyện, cộng với công tác tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản của Hội Nông dân tỉnh nên hội viên nông dân đã nắm bắt và thực hiện tốt việc xây dựng chuồng trại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, nhân giống, quản lý giống và nuôi dưỡng bò cái sinh sản, kỹ thuật trồng cỏ năng suất cao và chế biến các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi. Qua đó, nhận thức của đồng bào vùng cao đã thay đổi rõ rệt; khắc phục được lối chăn nuôi truyền thống thả rông đàn trâu, bò hay không giữ ấm khi thời tiết lạnh sâu cho trâu, bò…

Mô hình còn góp phần chung với huyện triển khai thành công Đề án phát triển đàn bò giai đoạn 2021 – 2025 và đồng thời, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cấp chứng nhận OCOP 3 sao cho sản phẩm thịt bò vàng A Lưới. Mô hình Hội Nông dân tỉnh xây dựng khẳng định phù hợp với hướng đi mới của địa phương trong việc hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc. Qua đó, giúp đồng bào thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế hộ gia đình từ sản phẩm đặc sản của địa phương.

Bài, ảnh: QUANG HÒA
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024

Sáng 21/11, lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) thông tin, đơn vị đang tiến hành trao giải và giấy chứng nhận cho 100 khách hàng tiêu biểu đã đạt các tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do đơn vị phát động.

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024
Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

Ngày 15/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Đề án 2036 “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù
Return to top