ClockThứ Ba, 08/06/2021 13:15

Hướng đến đô thị động lực phía Bắc của tỉnh

TTH - Phong Điền vừa thông qua đồ án quy hoạch đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Phong Điền sẽ xây dựng đô thị theo hướng “văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”.

Phong Điền hướng đến đô thị văn minh, hiện đạiXây dựng thị trấn Phong Điền thành phường trung tâm

Du khách đến tham quan làng cổ Phước Tích. (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)

Phát triển trục đô thị đông - tây

Nghị quyết 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định phát triển Phong Điền trở thành thị xã, đô thị động lực phát triển của Thừa Thiên Huế trong tương lai. Theo lãnh đạo huyện Phong Điền, việc xây dựng đồ án quy hoạch nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển mới; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại IV.

Ông Nguyễn Đình Bách, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền nhấn mạnh, trên cơ sở lựa chọn mô hình phát triển, phù hợp với điều kiện địa hình và thực trạng địa phương, Phong Điền định hướng phát triển theo chuỗi đô thị từ đông sang tây. Lấy 4 trục đường đi qua huyện nằm song song nhau làm động lực là đường cao tốc, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 49B, đường ven biển. Bốn trục đường này được kết nối bằng tuyến đường “huyết mạch” là Tỉnh lộ 9. Đây sẽ là tuyến đường giao thông quan trọng kết nối nhanh từ điểm xuống cao tốc ở xã Phong Mỹ, ra đến cảng biển ở xã Điền Lộc, giúp vận chuyển hàng hóa thuận lợi; công nghiệp, nông nghiệp, du lịch… đều có cơ hội phát triển. Các đô thị mới được hình thành trên trục đường huyết mạch này sau đó mở rộng ra các đô thị vùng ven. Đối với những khu vực ngoài đô thị bố trí các dải cây xanh cảnh quan, tạo điểm nhấn và đảm bảo thời gian di chuyển giữa các trung tâm đô thị nhanh nhất.

Mỗi cụm đô thị được bố trí và có chức năng cụ thể phù hợp. Khu vực thị trấn Phong Điền, các xã Phong An, Phong Thu, Phong Hiền sẽ được đầu tư phát triển thành điểm đô thị trung tâm với chức năng là trung tâm hành chính - kinh tế - chính trị, kết hợp với khu công nghiệp tập trung công nghệ cao với lợi thế về vị trí giao thông thuận lợi, hạ tầng kỹ thuật đầu tư đồng bộ. Khu vực cửa ngõ phía tây nam phát triển trở thành một trung tâm đô thị mới với lợi thế kết hợp điểm xuống cao tốc Bắc - Nam và đẩy mạnh tiềm năng khu vực đồi núi, vùng bảo tồn thiên nhiên, phát triển lâm nghiệp và du lịch. Khu vực phía đông bắc, ở xã Điền Lộc và các xã ven biển phát triển trở thành trung tâm kinh tế biển, dịch vụ và du lịch sinh thái và kinh tế cảng biển.

Lãnh đạo huyện Phong Điền khẳng định, quá trình phát triển Phong Điền gắn chặt với Nghị quyết 54. Theo đó, một đô thị phát triển theo hướng “văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh” được định hướng ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh; hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, hiện đại kết hợp với xã nông thôn mới.

“Việc của nhà đầu tư cũng là của huyện”

Theo các đánh giá, Phong Điền đang có nhiều cơ hội để phát triển, về vị trí địa lý, quỹ đất, tài nguyên thiên nhiên, bề dày về văn hóa - di sản; có khu công nghiệp 700 ha và được định hướng mở rộng 1.000 – 1.200 ha; lâm nghiệp, nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy hải sản điều có những lợi thế.

Dù đang có những tiềm năng và cơ hội, cùng với đó là những định hướng phát triển rõ ràng, song nhiều thách thức vẫn đang được đặt ra với Phong Điền, nhất là thu hút đầu tư ở huyện còn ít. Đòi hỏi tạo ra được “môi trường” đầu tư năng động hơn, mới có thể giúp Phong Điền có nguồn lực để xây dựng chuỗi đô thị, đầu tư hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến…

Để đồ án phát huy hiệu quả, Phong Điền xác định ba chiến lược phát triển đô thị: “chiến lược thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh và cải tạo, nâng cấp đô thị”; trong đó, thu hút đầu tư là một trong những chiến lược quan trọng. Thời gian đến, huyện tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực mà địa phương đang có lợi thế, như: xây dựng khu đô thị, khu dân cư; đầu tư khu công nghiệp; đầu tư công trình dịch vụ, thương mại, du lịch; đầu tư phát triển năng lượng, cảng, logistics; đầu tư về nông nghiệp chất lượng cao, lâm ngư nghiệp…

Người đứng đầu UBND huyện Phong Điền cho biết, để thu hút được các nhà đầu tư, huyện xác định việc của nhà đầu tư cũng là việc của huyện. Có thể địa bàn của huyện ở xa trung tâm hành chính của tỉnh là trở lực trong thu hút đầu tư, nhưng thuận lợi là giá đất rẻ, công tác giải phóng mặt bằng thuận lợi, giúp nhà đầu tư tiếp cận dự án nhanh hơn. 

“Huyện đang cố gắng hoàn thiện nhanh các quy hoạch, chuẩn bị sẵn sàng phương án, các chủ trương đầu tư. Hiện, tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn toàn huyện đã chuẩn bị sẵn các đề xuất chủ trương đầu tư. Đồng thời, huyện lập chương trình phát triển đô thị, xây dựng danh mục các dự án thu hút đầu tư; tổ chức các hội nghị thu hút đầu tư; xây dựng, đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư; cải cách thủ tục hành chính; cung cấp, công bố công khai thông tin quy hoạch… Với động lực trở thành thị xã, Phong Điền kỳ vọng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư đến trong thời gian đến”, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền nhấn mạnh.

Song song với đồ án quy hoạch đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, huyện Phong Điền còn quy hoạch phát triển trục các đô thị dọc tuyến Quốc lộ 1A theo hướng “xanh, sạch, sáng”. Theo đó, sẽ có 9 công viên xanh được hình thành từ xã Phong An ra đến xã Phong Thu; lập phương án điều chỉnh, chỉnh trang hệ thống chiếu sáng trên Quốc lộ 1A qua địa bàn huyện. Khi vào Phong Điền sẽ thấy sáng hơn và đó là ánh sáng của sự phát triển mới.

Bài, ảnh: Quang Sang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng

Nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ có khi vẫn chưa nhận ra được mình đang hoặc đã từng bị bạo lực giới, dù ở mức độ ít hay nhiều, nặng hay nhẹ. Một khi nhận diện được vấn đề này, phụ nữ hay trẻ em gái mới có thể phát huy và thúc đẩy bình đẳng trong cuộc sống.

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng

TIN MỚI

Return to top