ClockThứ Năm, 15/03/2018 06:15
TRUY SUẤT NGUỒN GỐC GÀ GIỐNG:

Hướng đến mô hình gà sạch

TTH - Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, việc truy suất nguồn gốc giống gà giúp người nuôi nắm được thời gian nở của gà, đánh giá được chất lượng gà; đồng thời, giúp người nuôi nắm được những đặc tính sinh trưởng, phát triển cũng như hoạt động tiêm phòng trong quá trình sản xuất giống. Đây là tiền đề quan trọng trong việc hình thành chuỗi sản xuất gà sạch.

Trứng gà sạch của Đức Việt

Phân loại gà giống tại nhà máy ấp trứng 3F Việt (Quảng Điền)

Nguồn giống tại chỗ đáp ứng 40% nhu cầu

Trước thực tế nuôi lợn gặp khó khăn, chăn nuôi gà được xem là “lối mở” đối với người chăn nuôi. Tuy nhiên, việc tìm nguồn cung gà giống đặt các trang trại vào thế bị động, phải nhập giống gà từ các địa phương khác tiềm ẩn nhiều nguy cơ lẫn rủi ro.

Theo ông Phan Văn Hứa, chủ trang trại Quảng Vinh (Quảng Điền), mỗi tháng nhập quay vòng gần 3.000 con gà lai đá, lai kiến các loại. Nhập gà giống từ các tỉnh, thành khác chi phí cao hơn 20-30%, chất lượng không bảo đảm, nhiều rủi ro. Tuy nhiên, do nguồn cung trong tỉnh không đủ nên trang trại vẫn phải chấp nhận nhập gà giống từ nơi khác về, vì vậy hiệu quả chăn nuôi không cao.

Thống kê từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, năm 2017 toàn tỉnh nhập gần 600 ngàn con gà giống từ Hải Phòng, Hà Nội, Bình Định theo đường chính ngạch. Số lượng gà giống sản xuất trong tỉnh chủ yếu theo hình thức tự cung, tự cấp; mới chỉ đáp ứng 40% nhu cầu toàn tỉnh.

Một số trang trại chuyên gà trên địa bàn có chung nhận định, mua gà giống từ các trại giống nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh thường tỷ lệ hao hụt nhiều, dễ nhiễm bệnh. Nguyên nhân là do lò ấp của các trại giống đều bằng thủ công, khó kiểm soát dịch bệnh. Trong khi mua gà giống từ các tỉnh, thành khác chi phí cao hơn làm tăng giá trị đầu vào sản phẩm, quá trình vận chuyển cũng tác động không nhỏ đến chất lượng đàn nuôi.

Gắn mã truy suất nguồn gốc

Nguồn cung gà giống tại địa phương không đáp ứng nhu cầu chăn nuôi, trong khi các lò ấp nhỏ lẻ khó kiểm soát, việc xây dựng hệ thống lò ấp công nghệ cao là yêu cầu bức thiết.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thông tin: Khó khăn về giống đang dần được cải thiện khi mới đây, Nhà máy ấp trứng 3F Việt chính thức hoạt động. Việc nhân rộng mô hình sản xuất gà giống công nghệ cao này nâng tỷ lệ nguồn giống gà tại chỗ lên 60%; giảm tỷ lệ gà nhập đồng nghĩa hạn chế nguồn bệnh từ ngoài vào địa phương.

Đi vào hoạt động từ tháng 8/2018, Nhà máy ấp trứng gà 3F Việt có dây chuyền gồm 12 máy ấp, 4 máy nở với công suất hơn 300.000 con gà giống các loại/tháng. Giai đoạn 2, nhà máy có kế hoạch nâng công suất lên 600.000 gà giống/tháng; dự kiến đưa vào hoạt động đầu năm 2019. Cùng với nâng công suất, 3F Việt sẽ đầu tư xây dựng mô hình cung cứng chuỗi gà sạch, trứng chủ động nguồn trứng tại chỗ trong quá trình sản xuất.

Từ UBND xã Quảng Lợi, chúng tôi theo con đường WB ra khu vực trang trại tập trung trên vùng rú cát. Đa số các trang trại này đều xây dựng theo không gian mở; thế nhưng, khu nhà máy ấp trứng 3F lại được xây dựng theo kiểu “kín cổng cao tường”. Từ cổng chính, phương tiện, con người muốn vào nhà máy đều được khử trùng thông qua hệ thống sát trùng bằng hình thức phun sương tự động.

Khu vực ấp trứng rộng chừng 500m2 với hệ thống máy ấp, máy nở, phòng làm lạnh, phòng sát khuẩn… Lúc chúng tôi đến, công nhân nhà máy đang tiến hành thu gà từ hệ thống máy nở, phân loại gà giống, loại bỏ những con gà yếu, hoặc có khuyết tật. Gà sau khi phân loại được chuyển vào từng thùng theo chủng loại và thời gian nở sau đó được đưa đi tiêm phòng thông qua hệ thống tiêm tự động.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Nhà máy ấp trứng gà 3F Việt chia sẻ: Nhà máy đang thực hiện chủng ngừa 2 loại vacxin là marex và ND Kill. Việc chủng ngừa hai loại này sẽ giảm thiểu tình trạng dịch bệnh xảy ra trên gà trong thời gian 5 tháng, đảm bảo quá trình nuôi an toàn. Các loại gà giống khi xuất xưởng đều gắn mã số truy suất nguồn gốc trên bao bì sản phẩm. Gà được vận chuyển đi các tỉnh bằng xe chuyên dụng nên bảo đảm quá trình di chuyển không ảnh hưởng chất lượng gà.

Vừa cho chúng tôi xem những mã số trên thùng, một công nhân dẫn tôi đến các thùng gà chờ vận chuyển vừa lý giải, trên mỗi nắp thùng đều có gắn một mã số truy suất. Mã số này được cập nhật khi trứng gà giống được đưa về từ các trang trại gà bố mẹ và cập nhật thông tin liên tục trong quá trình ấp nở. Chỉ bằng thao tác nhập mã vào địa chỉ http://3fviet.com/truysuatnguongoc bằng điện thoại thông minh hoặc máy tính hệ thống sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về giống gà, nguồn gốc gà giống, thời gian nở và xuất xưởng, chủng ngừa vắc xin.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới
Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn TX. Hương Thủy đã thay đổi tư duy canh tác khi mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng sen; trong đó, mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ đã cho thấy hiệu quả khi giúp nông dân mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.

Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ
Return to top