ClockThứ Ba, 02/08/2016 14:12

Trứng gà sạch của Đức Việt

TTH - Những câu chuyện của bạn cũ gặp nhau thường không đầu, không cuối, loanh quanh rồi cũng nói chuyện “nóng” về thức ăn sạch, ăn uống bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khi tôi phàn nàn rằng con trai tôi rất thích món trứng gà, nhưng chọn mua được trứng gà ta, gà sạch thật khó. Sợ nhất là mua phải trứng của Trung Quốc. Lê Thanh Đông, anh bạn thân của tôi bảo: “Mình giới thiệu cho cậu “mối” này, bảo đảm cậu mê luôn. Gia đình mình vẫn sử dụng trứng gà sạch (gà ta) Đức Việt. Gà này chỉ ăn thóc và ngô thôi. Gà nuôi theo phương pháp khoa học”. Nói rồi, Đông điện thoại cho Phan Văn Tân, Chủ trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng Đức Việt để tôi trực tiếp trao đổi. Tân bảo: “Chị muốn tận mắt thấy trứng gà sạch của em thì mời chị về trang trại”. Tôi nhận lời và ngày hôm sau lên đường.

 Tôi choáng ngợp trước hàng nghìn chú gà với bộ lông đủ các màu sắc: đen, nâu, trắng, đốm trắng vàng mơ… chăn thả tự nhiên trên một vùng đất khá rộng…Mới 3 giờ chiều mà gà đã gáy ầm ĩ. “ Bập, bập”. Tân cất tiếng gọi. Hàng trăm con gà chạy lại vây quanh chân Tân. “Giống gà này là con lai giữa gà VCN-G15 với gà Ai Cập, do Viện Chăn nuôi cung cấp và giữ bản quyền. Có thể nuôi theo phương thức truyền thống là chăn thả tự nhiên hoặc nuôi nhốt trong lồng với mật độ cho phép”. Tân giới thiệu. Trước mắt tôi, không chỉ có gà mà còn rất nhiều trứng. Đi trên trang trại, không cẩn thận sẽ dẫm đạp vào trứng. Tôi nhặt những quả trứng còn nóng hổi trên tay. Trứng màu hồng nhạt. Quả to nặng khoảng 40g-50g. Tân cho biết: “Trang trại được thành lập từ năm 2009, nằm trên vùng bán sơn địa, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy. Với diện tích gần 1ha, được đầu tư tương đối quy mô về chuồng trại cũng như giống gà. Qua hơn 6 năm khảo nghiệm, được sự giúp đỡ của Viện Chăn nuôi, chúng tôi đang chăn nuôi khoảng 4.000 con theo kiểu chăn thả tự nhiên và nhốt lồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của Thừa Thiên Huế. Hàng ngày, sản lượng trứng đạt khoảng 1.000 đến 1.500 quả. Với số lượng này chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường địa phương. Tuy vậy, trước sức ép của loại trứng không rõ nguồn gốc cạnh tranh, giá rẻ, chúng tôi đang phải chịu một sức ép lớn về giá cả”.

Tân đưa chúng tôi thăm cơ sở gà nuôi nhốt trong lồng. Với hệ thống khép kín, dàn lạnh làm bằng hơi nước, quạt máy hút gió, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, nhiệt độ, ánh sáng bảo đảm theo tiêu chuẩn. Máng đựng thức ăn và máng nước uống của gà trải dài theo các lồng nuôi. Tôi chăm chú nhìn những chú gà đang ngộ nghĩnh rỉa vào những nốt đỏ trên máng nước. “Đây là hệ thống nước cho gà uống tự động cùng hệ thống đựng thức ăn, được thiết kế khoa học, bảo đảm vệ sinh để hạn chế dịch bệnh”. Tân giới thiệu. Tôi bốc một nắm thức ăn mà những chú gà đang thi nhau mổ. Mùi thóc, mùi ngô xay thơm dìu dịu, xen lẫn mùi bột cá. Tân giải thích: “Vì trứng thương phẩm (đã tách trống) do vậy đòi hỏi thức ăn phải đảm bảo dinh dưỡng để gà đẻ đều, trứng không dị dạng, méo mó. Thành phần chủ yếu là ngô nghiền, chiếm 60% và lúa chiếm 25% khẩu phần ăn. Tất cả nguyên liệu này đều của địa phương sản xuất. Cuối cùng là thành phần đa vi lượng gồm bột cá chiếm khoảng 15%. Các thành phần này được trộn đều và cho ăn hàng ngày theo khẩu phần 100g/con. Tuyệt đối không sử dụng các chất cấm”. Do thực hiện chăm sóc khoa học nên đàn gà ở đây phát triển tốt. Khối lượng cơ thể gà mái nuôi 63 ngày tuổi đạt trọng lượng 580g-600g/con. Gà mái 19 tuần tuổi, 1,3g-1,4g/con. Năng suất trứng mỗi con đạt 230 quả/năm.

Hàng nghìn chú gà đẻ, nhưng không có mùi hôi của phân gà. Tôi ngạc nhiên.Tân nói: “Trang trại sử dụng men balasa1 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam để xử lý mùi hôi, đồng thời hàng ngày quét dọn và theo qui trình, sau 3 ngày phun thuốc sát trùng để giữ môi trường sạch sẽ. Trong thời gian gà đẻ và khai thác trứng chúng tôi không dùng kháng sinh tổng hợp, chỉ dùng dung dịch tỏi ngâm với rượu để cho uống khi thời tiết thay đổi, hoặc tỏi nghiền bột trộn thức ăn nhằm phòng bệnh đường hô hấp và tiêu hóa cho gà. Đàn gà đã dùng đủ các liều vắc-xin theo quy định của thú y địa phương, thời gian khai thác trong vòng 1 năm, do vậy sản phẩm trứng không còn dư lượng kháng sinh. Tân giải thích. Nói rồi Tân cho chúng tôi xem giấy chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận sản phẩm được sản xuất phù hợp với qui trình sản xuất nông nghiệp tốt cho thực phẩm tươi an toàn (VietGap).

Ông Nguyễn Đình Thụy, tổ trưởng tổ 12, phường Thủy Phương, nơi đóng quân của trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng Đức Việt cho biết: Trang trại thực hiện tốt vấn đề vệ sinh môi trường. Nuôi hàng nghìn con gà, nhưng không bao giờ có mùi xú uế, gây ô nhiễm môi trường. Phân gà thải ra đều được trang trại ủ kỹ, dùng để làm phân bón cho cây. Ông Tân còn giúp chuyển giao công nghệ nuôi gà cho một số gia đình trong phường, giúp họ phát triển kinh tế.

Đinh Hoàng Xuân Hồng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khánh thành doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đạt chuẩn chính quy “Sáng - xanh - sạch - đẹp”

Sáng 14/12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức công bố hoàn thành dự án doanh trại Bộ CHQS tỉnh và các đơn vị trực thuộc. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân khu IV.

Khánh thành doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đạt chuẩn chính quy “Sáng - xanh - sạch - đẹp”
Xanh như công viên, sạch như bệnh viện

Đó là khẩu hiệu được Bệnh viện Trung ương Huế cụ thể hóa từ phát động của Bộ Y tế. Nhiều hoạt động xây dựng môi trường trong lành, thân thiện, góp phần khống chế dịch bệnh, mang lại cả lợi ích cho thầy thuốc lẫn bệnh nhân.

Xanh như công viên, sạch như bệnh viện
Sạch, đẹp từ nhà ra phố

Các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã tổ chức nhiều chương trình, hành động cùng với toàn tỉnh bảo vệ môi trường từ thành thị đến nông thôn.

Sạch, đẹp từ nhà ra phố
Hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững

Cùng với việc đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, Hội Nông dân (HND) tỉnh phối hợp với các ngành liên quan tích cực tuyên truyền, khuyến khích, hỗ trợ cho hội viên, nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn. Nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn phát huy hiệu quả, đem lại thu nhập cao cho người dân.

Hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững
Return to top