ClockThứ Năm, 23/06/2016 14:04

Hướng đi mới từ mô hình ươm giống cây mây

TTH - Thành lập từ năm 2014, đến nay, Công ty TNHH MTV Phước Thịnh của anh Nguyễn Đức Phú (tổ 1, cụm 1, thị trấn A Lưới) cung cấp hàng trăm nghìn cây mây giống cho các vườn trồng trên địa bàn.

Vườn ươm cây giống của anh Nguyễn Đức Phú mang lại công việc ổn định cho người dân trong vùng

Xuất thân từ phường An Cựu, TP. Huế, năm 2003, anh Nguyễn Đức Phú lên A Lưới làm việc tại Phòng Khuyến nông huyện. Nhờ có những kiến thức liên quan tới nông lâm nghiệp, anh Phú quyết định chọn mô hình vuờn ươm cây giống để phát triển kinh tế.

Với diện tích khoảng 0,7 ha, hiện, vườn ươm của anh Phú đang chăm sóc hơn 1 triệu bầu cây mây giống. Ngoài ra, vườn ươm của anh Phú còn ươm thêm các loại cây lim, mỡ, dẻ… cung cấp giống cho các xã trong huyện, như: Hồng Vân, Hồng Thủy, A Roàng, A Đớt… và một số tỉnh thuộc nước bạn Lào.

Anh Phú cho biết, quy trình ươm mây giống mất khá nhiều thời gian, thường hơn 1 năm. Hạt giống sau khi thu mua, phải ngâm khoảng 3 tháng mới nảy mầm. Sau đó, trộn đất với phân bón, cho mầm cây vào trồng. Quan trọng nhất vẫn là khâu chăm sóc. Nếu chăm sóc không tốt, khó đạt kết quả như mong muốn. Nhờ có kiến thức, chuyên môn trong lĩnh vực này, nên vườn cây giống của anh Phú phát triển tốt. Mỗi năm, vườn ươm của anh Phú xuất bán gần 1 triệu bầu cây giống. Dự kiến, vào cuối năm nay, anh Phú sẽ cho xuất tiếp một đợt giống mới cho khách hàng và đang tạo công ăn việc làm ổn định cho 10 lao động, chủ yếu là chị em phụ nữ trong vùng với thu nhập từ 3,8-4 triệu đồng/người/tháng. Lúc cao điểm mùa vụ, anh còn tuyển thêm nhân công làm theo ngày với giá 150.000-200.000 đồng/người. Không những thế, hạt giống mây được công ty thu mua với giá 40.000 đồng/kg hạt, giúp cải thiện thu nhập cho người dân.

Bà Trần Thị Lan, gắn bó với vườn ươm nhiều năm, cho biết: “Trước đây, bà đi làm thuê cho các vườn cà phê, nhưng chỉ làm theo mùa. Từ khi vào làm việc tại vườn ươm, công việc và thu nhập ổn định hơn trước”.

Ngoài ra, anh Phú còn tích cực phổ biến, hỗ trợ mô hình trồng cây giống cho bà con trong vùng. Thời gian tới, nếu đầu ra ổn định, chúng tôi sẽ mở rộng diện tích của vườn ươm, đồng thời, đa dạng hóa nguồn cây giống để cung cấp cho khách hàng”, anh Nguyễn Đức Phú chia sẻ.

Bài, ảnh: Bình Phan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn
Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top