hạ tầng giao thông Hương Phong được đầu tư nâng cấp
Thay đổi diện mạo nông thôn
“Xã đạt chuẩn NTM là niềm mơ nước, tự hào của người dân. Chính vì vậy, dù bận rộn với việc đồng áng, chuẩn bị đón tết cổ truyền dân tộc nhưng những ngày qua, người dân Hương Phong vẫn tranh thủ dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, treo cờ Tổ quốc, băng rôn, biểu ngữ”, bà Nguyễn Thị Hoa, người dân xã Hương Phong vui mừng.
Là xã thuần nông, có xuất phát điểm thấp, khi triển khai xây dựng NTM năm 2012, Hương Phong chỉ đạt 13/19 tiêu chí. Trong đó, các tiêu chí về cơ sở hạ tầng giao thông, tỷ lệ cứng hoá giao thông nông thôn, kênh mương thuỷ lợi là nỗi trăn trở của địa phương vì cần nguồn kinh phí đầu tư lớn. Thêm vào đó, cơ sở vật chất văn hoá, môi trường chưa hoàn thiện, hiệu quả sản xuất chưa cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp nên việc huy động sức dân rất nan giải…
Được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, đặc biệt là nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền và sự hưởng ứng, đóng góp tích cực của người dân địa phương, sau hơn 8 năm xây dựng NTM, xã Hương Phong đã chạm đích và có nhiều đổi thay.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hương Phong Phan Hữu Vinh, xác định giao thông là khâu đột phá quan trọng để thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, đồng thời đạt tiêu chí NTM, ngoài tranh thủ nguồn hỗ trợ cấp trên từ chương trình bê tông hoá giao thông nông thôn, địa phương huy động sự tham gia của người dân và toàn xã hội tự nguyện đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, dịch chuyển cổng, tường rào để làm đường giao thông, tổng kinh phí hỗ trợ gần 2,6 tỷ đồng.
Đến nay, hệ thống giao thông được đầu tư mở rộng với 100% đường trục xã, trục thôn, liên thôn được bê tông hoá; đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hoá thuận tiện; hệ thống kênh mương phục vụ tốt trên 500ha sản xuất trồng trọt và hơn 200ha nuôi trồng thuỷ sản.
Cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học và THCS từng bước được nâng cấp và xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu dạy và học. Bên cạnh đó, với sự chung tay đóng góp của người dân, đến nay, cơ bản trục đường chính xã, đường ngõ xóm đều có hệ thống điện chiếu sáng tạo diện mạo mới ở nông thôn.
Đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Hương Phong được nâng lên rõ rệt. Nếu như năm 2015, thu nhập bình quân 28,47 triệu đồng/người/năm, đến năm 2019 tăng lên 41,5 triệu đồng; hộ nghèo giảm từ 5% còn 3,77%.
Hướng đến nông thôn mới nâng cao
Với phương châm “xây dựng NTM là chương trình có khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc”, chính quyền và người dân Hương Phong xác định “đạt chuẩn NTM là “bước đệm” để tạo đà phấn đấu cho các bước phát triển trong tương lai. Bởi tỷ lệ các tiêu chí chỉ vừa đạt ngưỡng, chứ chưa cao”, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Hương Phong Trần Viết Chức nhìn nhận.
“Chúng tôi nỗ lực để đến 2025 Hương Phong đạt NTM nâng cao, làm sao để cuộc sống của người dân xã NTM phải thực sự “mới” cả chất và lượng”, ông Chức nói. Chính vì vậy, dù thu nhập bình quân đạt 41,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,77%, nhưng thời gian tới, xã vẫn xác định nhiệm vụ nâng cao thu nhập cho người dân là trọng tâm.
Hiện nguồn lao động Hương Phong khá dồi dào, phần lớn là lao động trẻ, về cơ bản đã qua các lớp đào tạo phổ cập trung học và nghề. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản của địa phương trong việc nâng cao nguồn nhân lực phục vụ công tác công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Theo ông Trần Viết Chức, sau khi cán đích NTM, UBND xã sẽ tiến hành kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí để tiến tới xây dựng NTM nâng cao. Trong đó, tập trung các tiêu chí tác động trực tiếp chất lượng đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân, như: thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm, tổ chức sản xuất. Nhất là nâng cao tiêu chí giao thông và hệ thống kênh mương nội đồng từ nguồn lực địa phương và tranh thủ hỗ trợ của trung ương, tỉnh, thị xã.
Cùng với việc tận dụng lợi thế về nông nghiệp theo hướng ổn định và bền vững, Hương Phong cũng chú trọng phát triển thương hiệu gạo đỏ Hương Phong (hiện là sản phẩm OCOP cấp tỉnh), chuẩn bị cho sản phẩm Nếp rằn Hương Phong đăng ký sản phẩm OCOP để nâng giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn; khuyến khích bà con mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh phát triển dịch vụ và du lịch.
Hơn nữa, “sau khi được công nhận xã đạt chuẩn NTM, nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước sẽ hạn chế, địa phương sẽ phải chủ động, sáng tạo trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM”, ông Chức cho hay.
Bài, ảnh: Liên MinhThay đổi diện mạo nông thôn
“Xã đạt chuẩn NTM là niềm mơ nước, tự hào của người dân. Chính vì vậy, dù bận rộn với việc đồng áng, chuẩn bị đón tết cổ truyền dân tộc nhưng những ngày qua, người dân Hương Phong vẫn tranh thủ dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, treo cờ Tổ quốc, băng rôn, biểu ngữ”, bà Nguyễn Thị Hoa, người dân xã Hương Phong vui mừng.
Là xã thuần nông, có xuất phát điểm thấp, khi triển khai xây dựng NTM năm 2012, Hương Phong chỉ đạt 13/19 tiêu chí. Trong đó, các tiêu chí về cơ sở hạ tầng giao thông, tỷ lệ cứng hoá giao thông nông thôn, kênh mương thuỷ lợi là nỗi trăn trở của địa phương vì cần nguồn kinh phí đầu tư lớn. Thêm vào đó, cơ sở vật chất văn hoá, môi trường chưa hoàn thiện, hiệu quả sản xuất chưa cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp nên việc huy động sức dân rất nan giải…
Được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, đặc biệt là nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền và sự hưởng ứng, đóng góp tích cực của người dân địa phương, sau hơn 8 năm xây dựng NTM, xã Hương Phong đã chạm đích và có nhiều đổi thay.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hương Phong Phan Hữu Vinh, xác định giao thông là khâu đột phá quan trọng để thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, đồng thời đạt tiêu chí NTM, ngoài tranh thủ nguồn hỗ trợ cấp trên từ chương trình bê tông hoá giao thông nông thôn, địa phương huy động sự tham gia của người dân và toàn xã hội tự nguyện đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, dịch chuyển cổng, tường rào để làm đường giao thông, tổng kinh phí hỗ trợ gần 2,6 tỷ đồng.
Đến nay, hệ thống giao thông được đầu tư mở rộng với 100% đường trục xã, trục thôn, liên thôn được bê tông hoá; đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hoá thuận tiện; hệ thống kênh mương phục vụ tốt trên 500ha sản xuất trồng trọt và hơn 200ha nuôi trồng thuỷ sản.
Cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học và THCS từng bước được nâng cấp và xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu dạy và học. Bên cạnh đó, với sự chung tay đóng góp của người dân, đến nay, cơ bản trục đường chính xã, đường ngõ xóm đều có hệ thống điện chiếu sáng tạo diện mạo mới ở nông thôn.
Đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Hương Phong được nâng lên rõ rệt. Nếu như năm 2015, thu nhập bình quân 28,47 triệu đồng/người/năm, đến năm 2019 tăng lên 41,5 triệu đồng; hộ nghèo giảm từ 5% còn 3,77%.
Hướng đến nông thôn mới nâng cao
Với phương châm “xây dựng NTM là chương trình có khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc”, chính quyền và người dân Hương Phong xác định “đạt chuẩn NTM là “bước đệm” để tạo đà phấn đấu cho các bước phát triển trong tương lai. Bởi tỷ lệ các tiêu chí chỉ vừa đạt ngưỡng, chứ chưa cao”, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Hương Phong Trần Viết Chức nhìn nhận.
“Chúng tôi nỗ lực để đến 2025 Hương Phong đạt NTM nâng cao, làm sao để cuộc sống của người dân xã NTM phải thực sự “mới” cả chất và lượng”, ông Chức nói. Chính vì vậy, dù thu nhập bình quân đạt 41,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,77%, nhưng thời gian tới, xã vẫn xác định nhiệm vụ nâng cao thu nhập cho người dân là trọng tâm.
Hiện nguồn lao động Hương Phong khá dồi dào, phần lớn là lao động trẻ, về cơ bản đã qua các lớp đào tạo phổ cập trung học và nghề. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản của địa phương trong việc nâng cao nguồn nhân lực phục vụ công tác công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Theo ông Trần Viết Chức, sau khi cán đích NTM, UBND xã sẽ tiến hành kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí để tiến tới xây dựng NTM nâng cao. Trong đó, tập trung các tiêu chí tác động trực tiếp chất lượng đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân, như: thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm, tổ chức sản xuất. Nhất là nâng cao tiêu chí giao thông và hệ thống kênh mương nội đồng từ nguồn lực địa phương và tranh thủ hỗ trợ của trung ương, tỉnh, thị xã.
Cùng với việc tận dụng lợi thế về nông nghiệp theo hướng ổn định và bền vững, Hương Phong cũng chú trọng phát triển thương hiệu gạo đỏ Hương Phong (hiện là sản phẩm OCOP cấp tỉnh), chuẩn bị cho sản phẩm Nếp rằn Hương Phong đăng ký sản phẩm OCOP để nâng giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn; khuyến khích bà con mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh phát triển dịch vụ và du lịch.
Hơn nữa, “sau khi được công nhận xã đạt chuẩn NTM, nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước sẽ hạn chế, địa phương sẽ phải chủ động, sáng tạo trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM”, ông Chức cho hay.
Bài, ảnh: Liên Minh