ClockThứ Ba, 28/09/2021 15:29

Hương Văn, địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp

TTH - Vị trí thuận lợi nằm ở trung tâm thị xã, là trung gian tiếp nối khu vực khai thác tài nguyên khoáng sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, phường Hương Văn được xác định là địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp ở thị xã Hương Trà.

Quá trình phát triển của TX. Hương Trà phải gắn liền với sự phát triển của TP. Huế

Sản xuất mũ xuất khẩu tại công ty TNHH Jointwell Việt Nam ở Khu công nghiệp Tứ Hạ - Hương Văn

Ngoài ra, diện tích đất của Hương Văn còn khá lớn. Đây là những diện tích đất ở, đất nông nghiệp nhưng có thổ nhưỡng không phù hợp phát triển nông nghiệp vì không hiệu quả, có thể chuyển đổi để phát triển khu, cụm công nghiệp. 1 mỏ đá có quy mô hơn 100ha hiện được Công ty CP Trường Sơn khai thác.

Trên cở sở định hướng của tỉnh mở rộng Khu công nghiệp (KCN) Tứ Hạ, thị xã phát triển KCN này tập trung ở địa bàn Hương Văn và các cụm công nghiệp ở khu vực Hương Văn - Hương Xuân - Hương Vân.

Theo Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà, ông Nguyễn Duy Hùng, để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, giải quyết nhu cầu bức thiết của nhà đầu tư, góp phần phân bố sản xuất hợp lý theo không gian phát triển, liên quan đến Hương Văn, tới đây có 2 cụm công nghiệp Hương Trà sẽ nghiên cứu đầu tư là cụm công nghiệp Hương Văn - Hương Vân (quy mô 75ha, dành cho ngành nghề vật liệu xây dựng) và cụm CN Hương Xuân - Hương Văn (quy mô 75ha, định hướng phát triển công nghệ cao). Tất cả các cụm công nghiệp này đã có đăng ký trong đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021-2030.

Chủ tịch UBND phường Hương Văn, ông Nguyễn Xuân Chinh cho rằng, nguồn nhân lực tại các địa phương Hương Văn, Hương Xuân, Tứ Hạ… hiện khá dồi dào, với nhiều lao động phổ thông và có tay nghề. Hiện họ đi làm ăn tại các khu vực khác, trong tỉnh như Phong Điền, Hương Sơ, ngoại tỉnh ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương… Nếu đầu tư được các khu, cụm công nghiệp, các nhà máy sản xuất ở địa phương thì sẽ thu hút được lao động về. Riêng lao động có kỹ thuật cao cũng tận dụng nguồn nhân lực các trường cao đẳng, đại học của Huế nếu mình có nơi làm việc đáp ứng được nhu cầu của họ.

Theo ông Chinh, định hướng của tỉnh là phát triển KCN “sạch”, nhưng hiện KCN Tứ Hạ - Hương Văn có vị trí nằm trong lòng khu dân cư nên địa phương lo các loại hình nhà máy sản xuất ở đây sẽ không “an toàn”. “Chúng tôi có đề xuất tỉnh, thị xã khi kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư tại KCN này phải là các nhà máy thân thiện với môi trường; tránh tình trạng sản xuất ảnh hưởng môi trường như nhà máy Xi măng Lusk hiện nay. Cụ thể, việc di dời các hộ dân ảnh hưởng quanh khu vực nhà máy Xi măng Lusk đến nay vẫn đang triển khai, tỉnh đang cho khảo sát di dời tiếp trong phạm vi 100m quanh nhà máy với gần 30 hộ của Hương Văn. Trước đó, đã di dời xong 19 hộ dân địa phương ở khu vực 50m quanh nhà máy”, ông Chinh bày tỏ.

Để triển khai được các cụm công nghiệp, đầu tiên cần quy hoạch. Hiện Hương Văn đã hoàn thành quy hoạch phân khu trung tâm (phê duyệt năm 2017), được tỉnh cho phép nghiên cứu quy hoạch phân khu phần còn lại của Hương Văn và phường đã lấy ý kiến lần 1 về quy hoạch này. Trước mắt, cần có quy hoạch phân khu của các phường. Trên có sở đó, khi nào có dự án, Hương Văn sẽ đưa khu vực có dự án muốn đầu tư vào quy hoạch chi tiết để triển khai.

KCN Tứ Hạ có diện tích 250ha, trong đó, tỉnh đã cấp phép cho Công ty CP Hello Quốc tế Việt Nam đầu tư hạ tầng với diện tích 37,6ha; diện tích còn lại chưa có nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN. Thống kê của Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, đến nay, KCN Tứ Hạ - Hương Văn thu hút được 4 dự án (DA) đầu tư với tổng vốn 955 tỷ đồng. Trong đó, 1 DA đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN và 3 DA sản xuất công nghiệp (với 2 DA đã đi vào hoạt động và 1 DA máy biến dòng mới được cấp phép), dự kiến cuối 2021 sẽ cấp phép đầu tư cho 1 DA chế biến nông sản.

Bài, ảnh: Vi Quân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top