ClockThứ Năm, 05/09/2024 13:24

Kêu gọi tàu thuyền khẩn trương vào nơi tránh trú bão

TTH.VN - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh cùng các địa phương tổ chức kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền trú bão an toàn.

Ứng phó trước ảnh hưởng của bão mạnh

 Cơ quan chức năng kêu gọi tàu thuyền khẩn trương tìm nơi tránh trú bão  

Sáng 5/9, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, bão số 3 tuy ít có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hoàn lưu bão rộng, phạm vi ảnh hưởng về gió mạnh trên biển lớn, nên rất nguy hiểm cho tàu thuyền.

Theo Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, toàn tỉnh có 1.884 phương tiện với 10.685 lao động; đến sáng 5/9, vẫn còn 33 phương tiện với 229 lao động đang hoạt động trên biển. Trong đó, có 16 phương tiện với 182 lao động hoạt động ở vùng lộng và vùng khơi khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế; 17 phương tiện với 47 lao động đang hoạt động vùng bờ. Ngoài ra, có 5 phương tiện ngoại tỉnh với 56 lao động đang neo đậu an toàn. Các phương tiện này đã nắm thông tin về bão số 3.

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế cùng các địa phương tăng cường thời lượng thông báo cho các tàu thuyền đang hoạt động trên biển nắm rõ thông tin về hướng di chuyển, vị trí và diễn biến của bão số 3. Đồng thời, tổ chức rà soát, kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển không đi vào khu vực có bão hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Các địa phương vùng ven biển cũng đã có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu vực đang neo đậu.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, từ ngày 5-6/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.

Các địa phương đã tổ chức rà soát phương án di dời dân ứng phó với bão, nước dâng do bão, theo phương án khi bão số 3 có cường  độ mạnh ảnh hưởng cần di dời khoảng 13.510 hộ với 46.073 nhân khẩu đến nơi an toàn.

UBND tỉnh cũng đã có kế hoạch về dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống lụt bão năm 2024; theo đó, dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mỳ ăn liền; tại 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, chủ động dự trữ tại chỗ một số mặt hàng thiết yếu như mì ăn liền, xăng dầu, nước uống... để phục vụ người dân trên địa bàn, đề phòng khi bị chia cắt, cô lập.

Tin, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

TIN MỚI

Return to top