ClockThứ Năm, 04/01/2018 05:51

Khắc phục đê kè thủy lợi xuống cấp trước vụ đông xuân

TTH - Trước mắt, công tác khắc phục các tuyến đê, kè thủy lợi xuống cấp đang được khẩn trương triển khai khi vụ đông xuân đang cận kề.

Khắc phục thủy lợi cho vụ đông xuânĐiều tra, làm rõ trường hợp tử vong dưới mương nước thủy lợiKhắc phục thủy lợi, ổn định sản xuấtKhắc phục hạ tầng giao thông, thủy lợi sau lũ

Các địa phương Quảng Điền, Phong Điền khắc phục các tuyến đê hư hỏng, phục vụ sản xuất vụ đông xuân trước mắt

Khả năng nhiễm mặn cao

Tuyến đê Thóc Lóc- Bàu Lác (thuộc hệ thống đê Tây phá Tam Giang), đoạn qua xã Hương Phong (Hương Trà) từ sau mưa lũ dồn dập đến nay đã xuống cấp nhiều điểm với mặt đê bị lún, thân đê sạt trượt, rò rỉ nước trong khi tuyến đê này có chức năng ngăn mặn, bảo vệ hàng trăm ha lúa, nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Ông Trần Đăng Quyền (thôn Thuận Hòa) cho biết, đê Thóc Lóc- Bàu Lác bị xuống cấp nhiều điểm khiến việc tiêu úng, lấy nước khó khăn. Hiện, sau các đợt mua lũ, nhiều cánh đồng còn ngập sâu. Vụ đông xuân sắp đến, nếu gặp triều cường sẽ có hiện tượng nhiễm mặn, phèn ven chân ruộng gây chết hoặc làm cây lúa kém phát triển.

Đê nội đồng ở Hương Phong xuống cấp, nguy cơ ảnh hưởng sản xuất vụ đông xuân

Ông Nguyễn Ngọc Bình, Giám đốc HTX Thuận Hòa thông tin, toàn HTX có 150 ha lúa (trong tổng số 350 ha toàn xã). Trước tình trạng tuyến đê Thóc Lóc- Bàu Lác nhiều điểm rò rỉ, hư hỏng, khi gặp nhiều cường, nếu nước mặn dâng cao, có khả năng toàn bộ diện tích của HTX sẽ bị “dính” mặn, phèn.

Từ sau lũ, HTX đã huy động nguồn lực “vá” tạm 60m bằng vật liệu đơn giản thuộc tuyến đê này- đoạn phía sau Rú Chá để đảm bảo tiêu úng và NTTS trước mắt. HTX cũng đã đưa giống lúa truyền thống (hẻo rằn) với thân cao vào sản xuất ở những vùng nguy cơ bị ngập mặn.

70% công trình thủy lợi ở A lưới hư hỏng

Do địa hình phức tạp với nhiều khe suối, dốc nên tại huyện miền núi A Lưới, tình trạng sạt lở, hư hỏng các công trình thủy lợi diễn ra thường xuyên sau các trận mưa lũ. Theo thống kê, có gần 70% công trình thủy lợi ở địa phương này bị hư hỏng, cần phắc phục qua các đợt mưa lũ, ảnh hưởng đến hàng trăm ha lúa và NTTS nước ngọt trên địa bàn.

Theo Phòng NN&PTNT huyện, các đập thủy lợi Pâr Leeng ở thôn Cân Tôm, xã Hồng Hạ; công trình thủy lợi, kênh mương khe A Bá xã Hương Nguyên, Hương Lâm; kênh mương thủy lợi A Pấp, kênh mương từ Y Lôm về cụm 3 A Zô xã A Roàng; đập và kênh tưới tại thôn Pa Ris - Ka Vin xã A Đớt, đều bị hư hỏng, sạt trượt khiến việc tiêu, lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp khó khăn. Việc các công trình thủy lợi xuống cấp cũng khiến nhiều diện tích NTTS ở các địa phương bị vỡ bờ bao, cuốn trôi gây thiệt hại tài sản.

Khắc phục trước mắt

Chủ động phương án đấu úng, chống mặn

Theo Công ty TNHH NN MTV QL&KT công trình thuỷ lợi tỉnh, ngay đầu và giữa vụ đông xuân, đơn vị đã có phương án nhằm chủ động đấu úng kịp thời để giao ruộng sản xuất đúng khung lịch thời vụ và ngăn triều cường. Sau khi tiến hành tiêu úng xong, sẽ cho đóng sớm các cửa cống ngăn mặn trục chính ven đầm phá từ huyện Phú Lộc ra Quảng Điền, kịp thời ngăn mặn xâm nhập vào trong nội đồng thời điểm giữa vụ. Công ty thường xuyên lấy mẫu nước ở các cửa cống chính quan trắc để phát hiện sớm tình trạng mặn xâm thực; kiểm tra các cửa van bị rò rỉ, thấm và gia cố các hồ thủy lợi vừa và nhỏ trên địa bàn để đảm bảo quá trình tích nước, tưới tiêu.

Ông Phan Thanh Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết, tuyến đê Tây phá Tam Giang đoạn qua xã Hương Phong trên chiều dài gần 10km, giai đoạn 1990-1995 đã được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn PAM. Trong giai đoạn 2006-2010, bằng nguồn vốn nâng cấp đê biển đã tiếp tục đầu tư xây dựng được 6,2 km, kiên cố ba mặt, mặt đê rộng 5m; giai đoạn năm 2015, UBND thị xã Hương Trà đã trích kinh phí hơn 200 triệu đồng gia cố tuyến đê ngăn mặn đoạn Thóc Lóc- Bàu Lác nhằm bảo vệ được nhiều diện tích lúa đông xuân, ngăn nước mặn từ khu vực Rú Chá vào.Hiện nay đoạn đê từ Bàu Lác-  Thóc Lóc (phía sau rừng ngập mặn Rú Chá) dài 1,4 km đang hư hỏng nhiều điểm cần được được nâng cấp, sửa chữa.

Trước thực trạng trên, Sở NN&PTNT đang tiến hành khảo sát, khắc phục và sửa chữa tạm thời với chiều dài khoảng 300m bằng nguồn vốn sự nghiệp ngành năm 2018. Về lâu dài, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất phương án xử lý và bố trí kinh phí để tiếp tục khắc phục các tuyến đê xuống cấp còn lại.

Theo Phòng NN&PTNT huyện A Lưới, hệ thống kênh mương, thuỷ lợi trên địa bàn huyện trong các năm qua bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đã được tỉnh, huyện đầu tư và nâng cấp với 60 đập, 18 hồ chứa và trên 100km kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

“Để chủ động trong việc lấy nước phục vụ sản xuất của người dân trong thời gian tới, UBND huyện cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan lập dự án và xin kinh phí để bố trí khắc phục, sửa chữa tạm thời đối với các công trình thủy lợi”, ông Hồ Văn Ngươm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, khẳng định.

Ông Ngươm cho biết, hiện tại hệ thống kênh mương, thuỷ lợi trên địa bàn huyện đã bàn giao cho Công ty TNHH NN MTV QL&KT công trình thuỷ lợi tỉnh quản lý. Hàng năm bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, UBND tỉnh đã chỉ đạo công ty đầu tư sửa chữa và nâng cấp hệ thống kênh mương, thuỷ lợi trên địa bàn huyện; trong đó, chú trọng các công trình xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp ngay đầu mùa vụ.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25/11.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Đua với sóng dữ

Dẫu biết đó là cuộc đua không dễ để cân sức, nhưng các lực lượng ứng phó với tình huống khẩn cấp chống sạt lở bờ biển do ảnh hưởng của cơn bão số 6 (TRAMI) vừa qua đã đua với thời gian, với những con sóng dữ bằng quyết tâm cao nhất giữ cho được bờ biển.

Đua với sóng dữ
Return to top