ClockThứ Sáu, 17/11/2023 14:55

Khánh thành giai đoạn 1 Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam

TTH.VN - Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã là dự án được xây dựng trên tổng tích là 12,5 ha với quy mô trở thành dự án cứu hộ gấu lớn nhất Việt Nam có công suất cứu hộ lên đến 300 cá thể.

“Ngôi nhà gấu” Bạch Mã đón 2 cá thể gấu đầu tiên10,5 triệu USD xây dựng Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam cơ sở 2“Xây nhà” cho gấu

 Các đại biểu cắt băng khánh thành giai đoạn 1 Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam cơ sở II đặt tại VQG Bạch Mã

Sáng 17/11, Tổ chức Động vật châu Á đã tổ chức khánh thành giai đoạn 1 Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam cơ sở II đặt tại VQG Bạch Mã.

Theo đó, dự án được khởi động từ năm 2022 và do Cục Kiểm lâm chủ trì, kinh phí xây dựng và vận hành dự án do Tổ chức Động vật châu Á viện trợ không hoàn lại là 10,5 triệu USD (tương đương 242,5 tỷ đồng). Dự án được xây dựng trong khu hành chính của VQG Bạch Mã, trên tổng diện tích là 12,5 ha với quy mô trở thành dự án cứu hộ gấu lớn nhất Việt Nam có công suất cứu hộ lên đến 300 cá thể. Ở giai đoạn 1, dự án đã xây dựng hoàn thiện các khu cơ sở vật chất, bệnh viện, khu cách ly tạm thời và hai nhà gấu đôi với bốn khu bán tự nhiên.

Theo đại diện Tổ chức Động vật châu Á, dự án được đầu tư xây dựng trong bối cảnh Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam cơ sở I tại Vườn quốc gia Tam Đảo đang vận hành hết công suất. Dự án được thực hiện với mục tiêu chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu còn lại trong các hộ gia đình và cá nhân trên cả nước vào cuối năm 2026. Bên cạnh đó, tổ chức tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam và cộng đồng chung tay bảo tồn bền vững loài gấu châu Á thông qua các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ gấu, đồng thời xây dựng chương trình nghiên cứu tái thả và bảo tồn gấu hoang dã ngoài tự nhiên.

 Một trong những con gấu được giải cứu đưa về chăm sóc ở Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam cơ sở II đặt tại VQG Bạch Mã

Hiện,Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam cơ sở II đặt tại VQG Bạch Mã đã cứu hộ và tiếp nhận 3 cá thể gấu đầu tiên từ Hà Nội và Hải Dương. Tại đây, các cá thể gấu được chăm sóc và tạo điều kiện phục hồi sức khỏe, được tự do vận động cơ thể và tìm kiếm thức ăn, nhằm khôi phục dần những bản năng tự nhiên đã bị thoái hóa từ lâu.

 

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KINH TẾ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP:
Chưa đáp ứng yêu cầu - Kỳ 2: Gỡ khó để phát triển

Cần vốn, nhân lực để tháo gỡ khó khăn, hạn chế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) theo mô hình sản xuất, kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi cung ứng, “chuỗi giá trị”, ứng dụng công nghệ cao… là mục tiêu hướng đến của ngành nông nghiệp.

Chưa đáp ứng yêu cầu - Kỳ 2 Gỡ khó để phát triển
Đổi mới mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp

Từng bước thành lập mới và đổi mới mô hình hoạt động chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp là yêu cầu cần thiết, không chỉ góp phần khắc phục những khó khăn trong việc tập hợp, sinh hoạt Hội Nông dân (HND) cơ sở mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của hội viên, nông dân (HVND).

Đổi mới mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp
Thu hoạch thủy sản tránh bão, lũ

Các địa phương, hộ dân đang tiến hành thu hoạch tỉa, tiến đến thu hoạch đại trà các diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) nhằm tránh nguy cơ thiệt hại trong mùa bão, lũ.

Thu hoạch thủy sản tránh bão, lũ
Phòng trừ sâu bệnh lúc chuyển mùa

Lúc chuyển mùa là thời điểm thường tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh, gây hại trên các loại cây trồng. Đến ngày (9/9), trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.500ha cây cao su, cây ăn quả, sắn... các loại bị sâu bệnh gây hại.

Phòng trừ sâu bệnh lúc chuyển mùa

TIN MỚI

Return to top