ClockThứ Hai, 06/08/2012 13:27

Kinh tế vườn giúp Nam Đông giảm nhanh hộ nghèo

TTH - Kinh tế vườn của huyện Nam Đông đã có sự chuyển biến rõ nét, thu nhập từ vườn ngày càng tăng cao, từng bước giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Một trong những giải pháp được Nam Đông triển khai liên tục và thường xuyên trong nhiều năm qua đối với việc phát triển kinh tế vườn là chuyển đổi được nhận thức của người dân từ tập quán vườn tạp, có giá trị kinh tế thấp sang chuyên canh một số loại cây có giá trị kinh tế cao, được thị trường tiêu thụ tốt. Huyện đã cử cán bộ khuyến nông về từng hộ dân để hướng dẫn, giúp đỡ người dân kỹ thuật trồng trọt cũng như ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, hỗ trợ người dân vay vốn ưu đãi trồng trọt…

 

Chuối ở Nam Đông

 

Theo tính toán của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Đông, hiện nay, tổng diện tích vườn nhà toàn huyện có 584 ha, trong đó diện tích trồng cây chuối 250 ha, cau hơn 200 ha, số còn lại trồng các loại cây có múi và nhiều loại khác... Bình quân, mỗi hộ có gần 1.200m2 và thu nhập bình quân mỗi ha khoảng 23,5 triệu đồng/năm. Đây là một nguồn thu nhập khá cao so với bình quân chung của tỉnh. Nhờ vậy, kinh tế vườn hiện được người dân quan tâm đầu tư, thâm canh chăm sóc và nhân rộng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập thường xuyên và ổn định. Trong đó, cây chuối đem lại giá trị kinh tế cao nhất, thu nhập hàng năm ước tính khoảng 5 tỷ đồng.

 

Trò chuyện với chúng tôi, nhiều hộ gia đình của huyện Nam Đông rất hồ hởi vì nguồn thu nhập từ kinh tế vườn khá cao. Tuy nhiên, người dân cũng mong muốn Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu. Hiện nay, các mặt hàng này giá cả tăng cao. Ngoài ra, tìm thị trường đầu ra ổn định cho các sản phẩm, để người dân yên tâm tập trung phát triển kinh tế vườn.

 

Ông Ngô Văn Chiến - Chủ tịch UBND huyện Nam Đông nói rằng: “Kinh tế vườn của Nam Đông vẫn đang gặp phải những khó khăn nhất định đó là thị trường đầu ra chưa ổn định, giá cả các loại vật tư cao, một bộ phận người nông dân chưa tập trung thâm canh, chăm sóc nên thu nhập từ kinh tế vườn đạt vẫn còn thấp so với tiềm năng của địa phương. Từng bước nâng cao thu nhập từ kinh tế vườn, chủ trương của huyện là tiếp tục vận động người dân phát triển kinh tế vườn, tiến hành trồng khảo nghiệm một số loại cây hiệu quả kinh tế cao, như các loại giống cam mới, mít Viên Linh; tăng cường tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho cây ăn quả của Nam Đông…”.

 

Nhờ định hướng phát triển kinh tế - xã hội đúng hướng, trong đó có kinh tế vườn giúp Nam Đông giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, từ 13,58% (năm 2010) đến nay xuống dưới 12%.

 

Hoàng Trọng Bửu

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1.300 ha lúa ngã, đổ

Các địa phương đã kiểm tra hiện trường, tổ chức nắm tình hình, thống kê thiệt hại để có phương án khắc phục hậu quả do giông lốc và hướng dẫn người dân có diện tích lúa bị đổ ngã thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiệt hại.

Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1 300 ha lúa ngã, đổ
Lúa đông xuân được mùa, được giá

Năng suất lúa đông xuân ước đạt 67,5 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với vụ đông xuân trước được xem là vụ mùa đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Lúa đông xuân được mùa, được giá
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn

TIN MỚI

Return to top