ClockThứ Bảy, 14/10/2023 09:29

Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại

TTH - Ông Nguyễn Tấn Sáu ở xã Phong Hiền (Phong Điền) - một trong những hội viên nông dân điển hình thành công mô hình trang trại gà đẻ trứng công nghệ cao, kết hợp nuôi heo, nuôi cá theo mô hình VAC (Vườn - Ao - Chuồng).

Khẳng định vai trò, vị thế của hội viên nông dân trong thời kỳ mớiNgười nông dân có quyền làm giàu trên mảnh đất của mìnhHỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh

 Ông Sáu nhận bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Trong quá trình sản xuất, ông Nguyễn Tấn Sáu luôn trăn trở vì sao vùng đất Phong Hiền giàu tiềm năng nhưng chưa thể khai thác, phát huy. Đặc biệt, ông nhận thấy vùng đất tại địa phương còn phù hợp với mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Không để vùng đất giàu tiềm năng “ngủ yên”, ông Sáu luôn trăn trở làm thế nào để đầu tư khai thác một cách hợp lý, hiệu quả. Mục tiêu hướng đến của ông là khai thác tiềm năng đất đai đưa vào sản xuất mô hình nông nghiệp trang trại, công nghệ cao.

Được chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp đất sản xuất, với nguồn vốn tích cóp và vay mượn, từ năm 2017, ông Sáu đầu tư mô hình kinh tế trang trại VAC với kinh phí đầu tư ban đầu 6,7 tỷ đồng. Trên tổng diện tích 5ha vùng cát nội đồng, ông xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp theo mô hình VAC, trong đó lấy mô hình gà đẻ trứng theo hướng an toàn sinh học là chính và kết hợp nuôi cá bằng ao tròn, trồng bưởi da xanh.

Chỉ tính riêng mô hình nuôi gà đẻ lấy trứng có quy mô tổng đàn 20 ngàn con, với tỷ lệ trứng bình quân đạt 86%, đàn gà sản xuất 16-17 ngàn quả trứng/ngày. Với giá bán dao động trên thị trường từ 2.300-2.400 đồng/quả, bình quân mỗi năm cho lợi nhuận từ 1,6-1,7 tỷ đồng. Đó là chưa tính đến nguồn thu từ ba ao nuôi cá rô và bốn ao tròn nuôi cá lóc cũng cho thu nhập xấp xỉ 1 tỷ đồng. Mô hình kinh tế trang trại của ông Sáu còn tạo việc làm thường xuyên, ổn định cho 7 lao động với mức thu nhập mỗi tháng từ 7,5-10 triệu đồng/người.

Ông Sáu chia sẻ, để đạt được sản lượng trứng, cá nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao như vậy là nhờ áp dụng tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chăn nuôi. Chuồng trại được xây dựng bài bản, có đầy đủ máng ăn, uống tự động, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Gà được tiêm vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh đầy đủ. Chuồng trại thường xuyên được tiêu độc khử trùng, hạn chế tối đa người ra vào. Công nhân ra vào trại được tiêu độc vệ sinh môi trường, khử khuẩn...

Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Sáu còn quan tâm đến các hoạt động xã hội tại địa phương, cộng đồng. Trong đợt dịch COVID-19, ông đã hỗ trợ cho đồng bào miền Nam phòng, chống dịch bệnh gồm gạo, lương thực, thực phẩm. Ông hỗ trợ, tặng quà cho bà con hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn xã Phong Hiền nhân dịp lễ, tết trị giá hàng chục triệu đồng.

Ông được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng nhiều bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2017 – 2022 và bằng khen đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2022.

Bài, ảnh: THANH NGA
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những cựu chiến binh vươn lên làm giàu

Hồ Văn Phúc, trú tại thôn A Đâng, xã Hồng Thái (A Lưới) và Nguyễn Hùng, trú tại thôn Vân Trạch Hòa, xã Phong Thu (Phong Điền) là hai trong nhiều gương điển hình cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi tại địa phương.

Những cựu chiến binh vươn lên làm giàu
Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

TIN MỚI

Return to top