ClockThứ Tư, 20/09/2023 14:39

Người nông dân có quyền làm giàu trên mảnh đất của mình

TTH - 5 năm qua, công tác hội và phong trào nông dân toàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đáng ghi nhận. Nhiệm kỳ mới, Hội Nông dân (HND) tỉnh đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng và nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhằm góp phần cùng với toàn tỉnh đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Về những kết quả nổi bật của công tác hội và phong trào nông dân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đánh giá:

Lão nông lan tỏa tinh thần lao độngDu lịch nông nghiệp, nông thôn - kỳ 1: Tiềm năng lớn còn bỏ ngỏPhát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với sản xuất hàng hóa

 Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

HND có nhiều đóng góp tích cực, rất lớn trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân một cách toàn diện trên các lĩnh vực. Các cấp HND đã triển khai, thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của Tỉnh ủy đến tận hộ nông dân. Các cấp HND quy tụ, tập hợp được các nông dân tham gia hội để cùng nhau phát triển nông nghiệp, nông thôn.

HND tích cực tham gia cùng với các cấp, ban ngành trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt tạo sinh kế, tăng thu nhập cho nông dân. Nông dân cùng với các đoàn thể tích cực tham gia mục tiêu giảm nghèo bền vững. HND, nông dân có nhiều sáng kiến, đổi mới thông qua nhiều hoạt động, như phong trào sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, câu lạc bộ nông dân SXKD giỏi tại địa phương và thông qua các phong trào thi đua trong các cấp HND. Vị thế của HND, nông dân ngày càng vững mạnh.

Có nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ tới, vậy đâu là mục tiêu quan trọng, tạo bước đột phá trong công tác hội và phong trào nông dân, thưa ông?

 Mô hình trồng sen cho thu nhập khá cao

Nông dân phải là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, hướng đến nền nông nghiệp, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh theo chủ trương của Trung ương về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. HND phải là trụ cột quan trọng, cùng với Liên minh Hợp tác xã tỉnh và ngành nông nghiệp chung tay, góp sức trong xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp bền vững. Từ đó, góp phần đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025.

Các cấp HND phải là nơi quy tụ các tầng lớp nông dân để có nhiều mô hình sản xuất tốt, khơi dậy ý thức làm giàu trong nông dân thông qua chương trình OCOP, mô hình sản xuất kiểu mới, thông qua chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, phong trào khởi nghiệp trong thanh niên, nông dân. Nông dân đồng hành cùng với các ban ngành cấp tỉnh trong việc chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đến lúc nông dân phải sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao để góp phần nâng cao chất lượng cũng như tạo ra sản phẩm theo chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Để đạt được các mục tiêu quan trọng đề ra trong nhiệm kỳ tới, ông có thể gợi mở, định hướng các giải pháp gì trong quá trình triển khai thực hiện?

Nông dân phải phát huy cao độ sức sáng tạo của mình trong phát triển nông nghiệp thông qua các mô hình, câu lạc bộ nông dân SXKD giỏi; thông qua những hỗ trợ, phát huy vai trò nông dân, thanh niên điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực. Từ đó để thấy sức sáng tạo, sức đổi mới trong nông nghiệp không thua kém bất kỳ một ngành nào. Người nông dân có quyền làm giàu trên mảnh đất của mình. Nông dân phải góp phần cùng với hợp tác xã trong quá trình liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn hình thành các chuỗi giá trị để nâng cao giá trị sản phẩm của địa phương, của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Nông dân Thừa Thiên Huế phải thật sự tích cực tham gia vào tiến trình chuyển đổi số để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, nông nghiệp tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị, hiệu quả. Các cấp HND cần kịp thời khen thưởng, biểu dương những tấm gương tiêu biểu, điển hình nông dân SXKD giỏi, hợp tác xã tiêu biểu, những mô hình khởi nghiệp hiệu quả trong nông nghiệp, từ đó kịp thời nhân rộng và lan tỏa.

Nông dân phải tham gia phong trào “Chủ Nhật xanh” để góp phần nâng cao nhận thức của người dân nông thôn tham gia bảo vệ môi trường. Nông dân, nông thôn Thừa Thiên Huế phải nói không với rác thải trên biển, bao bì bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, nói không với khói bụi rơm rạ trên đồng sau thu hoạch.

Ông Nguyễn Chí Quang, UVBCH Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh: Các phong trào thi đua có sức lan tỏa

Công tác xây dựng tổ chức Hội Nông dân (HND) luôn được xác định là nhiệm vụ then chốt với mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, đẩy mạnh phát triển, tập hợp, thu hút hội viên, nông dân (HVND). Nhiệm kỳ 2018 - 2023, số hội viên được kết nạp mới là 16.749 người, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh gần 85.000 người. Đến nay, toàn tỉnh có 131/141 xã, phường, thị trấn có tổ chức HND với 968 chi hội, thành lập 27 chi HND nghề nghiệp với 408 thành viên, đạt 100% và 238 tổ HND nghề nghiệp với 2.685 thành viên.

Trong nhiệm kỳ qua, các phong trào nông dân được HVND tích cực hưởng ứng, tham gia, tạo khí thế thi đua sôi nổi. Điểm nhấn là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tiếp tục được phát triển, lan tỏa trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Từ đó, thu hút hàng ngàn HVND tham gia, tạo động lực khích lệ, động viên HVND hăng hái thi đua lao động sản xuất, đổi mới cách nghĩ, cách làm; tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động để đầu tư phát triển sản xuất. Nhiều nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất... tạo ra nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu, hình thành một số vùng sản xuất tập trung. Phong trào lớn này thu hút hơn 53 ngàn hộ HVND đăng ký thi đua và hơn 31 ngàn HVND đạt danh hiệu này.

Ông Trương Diên Hùng, Chủ tịch HND huyện Phong Điền: Nâng cao chất lượng phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian tới, HND huyện Phong Điền quyết tâm đưa phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đi vào chiều sâu, tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; vận động, hướng dẫn nông dân tham gia cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo ra sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong tiến trình hội nhập. Các cấp HND tuyên truyền, vận động nông dân chuyển biến tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ coi trọng về số lượng chuyển sang nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị lợi nhuận. Đồng thời, vận động bà con tập trung ruộng đất để nâng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế hộ, trang trại, gia trại, xây dựng cánh đồng lớn, mô hình nông nghiệp công nghệ cao, vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng.

HND huyện phối hợp với các ban, ngành liên quan đẩy mạnh tuyên truyền phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, xúc tiến thương mại gắn với sản phẩm hàng hóa, hỗ trợ xây dựng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và phát triển thương hiệu. Đáng lưu ý, tập trung vận động tổ chức sản xuất theo quy trình VietGAP, hữu cơ, công nghệ cao, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng lực và chất lượng, chế biến nông sản; hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản và quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi, áp dụng các tiêu chuẩn theo quy định.

Hội viên nông dân Lê Đức ở xã Quảng An (Quảng Điền): Cần liên hết trong sản xuất, kinh doanh

Qua tìm hiểu các hộ điển hình được Trung ương biểu dương, khen thưởng cho thấy, các mô hình kinh tế của họ đều có sự liên kết sản sản xuất, kinh doanh rất hiệu quả. Các mô hình kinh tế của họ đều có sự liên kết chặt chẽ giữa hộ này với hộ kia và các ban ngành, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Để liên kết giữa các hộ một cách bài bản là điều không đơn giản mà đòi hỏi có sự định hướng, hướng dẫn cụ thể của cơ quan chức năng.

Thiết nghĩ, trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, các cấp HND cần có sự đổi mới trong tư duy phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong đó, đẩy mạnh phối hợp với các ban ngành liên quan tăng cường sự hỗ trợ hội viên, nông dân trong liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trước hết, cần tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn ưu đãi, nguồn vốn phải đủ mạnh, đảm bảo xây dựng mô hình kinh tế hợp tác một cách hiệu quả; xây dựng thêm nhiều mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh hiệu quả để làm cơ sở nhân rộng tại địa phương.

Tôi mong rằng, các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để hội viên nông dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào này và là cầu nối để ngày càng có nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi hơn nữa, biết giúp đỡ, chia sẻ với những hộ nông dân khó khăn để vươn lên thoát nghèo, làm giàu; tiến đến xây dựng nền nông nghiệp thịnh vượng.

Thế Hoàng - Thanh Nga (thực hiện)


Hoàng Triều (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những cựu chiến binh vươn lên làm giàu

Hồ Văn Phúc, trú tại thôn A Đâng, xã Hồng Thái (A Lưới) và Nguyễn Hùng, trú tại thôn Vân Trạch Hòa, xã Phong Thu (Phong Điền) là hai trong nhiều gương điển hình cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi tại địa phương.

Những cựu chiến binh vươn lên làm giàu
Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

TIN MỚI

Return to top