ClockThứ Năm, 20/02/2020 07:00

Liên kết sản xuất, mở rộng thị trường

TTH - Có ưu thế về chủng loại sản phẩm, việc bắt tay liên kết sản xuất và tiêu thụ là chiến lược đang được đẩy mạnh để hình thành sản phẩm hàng hoá, tiêu thụ ra các thị trường lớn, tiềm năng.

Xây dựng chuỗi liên kết nông nghiệp: Nông dân là người “cầm cân”Sớm xây dựng bản đồ vùng nguyên liệu nông sảnChuỗi liên kết nông nghiệp: Cần “đầu tàu”Liên kết thúc đẩy kinh tế tập thểNhìn từ Quế Lâm

Qua liên kết, chuối già lùn A Lưới đã vươn ra thị trường

Nâng giá trị sản phẩm  

Nói đến việc kết nối thị trường của sản phẩm nông sản địa phương, Giám đốc Sở Công thương, ông Nguyễn Thanh cho rằng, rào cản, khó khăn mà người sản xuất, doanh nghiệp (DN), chính quyền và nhà quản lý đều nhận ra là quy mô, tầm vóc, sản lượng của nhiều sản phẩm trong tỉnh chưa cạnh tranh được với các địa phương khác.

Tuy nhiên, những tồn tại, khó khăn trên đang dần được khắc phục, nhất là khi một số đơn vị chuyên môn, DN, HTX, người nông dân trực tiếp sản xuất đã cùng bắt tay liên kết chuỗi cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm trong chăn nuôi, trồng trọt. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các chuỗi liên kết giữa DN với người nông dân, trong đó có sự định hướng, hỗ trợ của nhà nước, nhà khoa học.

Điển hình, Công ty TNHH MTV Nông sản Hữu cơ Quế Lâm đã liên kết với một số địa phương, HTX trên địa bàn tỉnh trong cung ứng giống, kỹ thuật, vật tư để chăn nuôi lợn, trồng lúa theo hướng hữu cơ.  Có thế mạnh về cung ứng vật tư, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, các mô hình Công ty Quế Lâm liên kết với người dân được mở rộng về quy mô, chất lượng, hiệu quả.

 Nhiều HTX nông nghiệp đang đẩy mạnh liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm lúa chất lượng, lúa hữu cơ

Bắt tay với địa phương, nông dân, Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt đã hình thành các mô hình liên kết cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm đối với các loại nông sản như: lúa, bưởi da xanh hữu cơ; các loại đậu đỗ để sản xuất bột ngũ cốc an toàn. Mới đây, công ty đã liên kết với HTX NN Phong Bình trồng, sản xuất ống hút từ cây cỏ bàng, thay thế ống hút bằng nhựa. Mô hình liên kết góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân làng nghề đệm bàng Phong Bình, tạo ra sản phẩm mới thân thiện môi trường.

Đổi mới cơ cấu hoạt động, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt, mạnh dạn liên kết với xã viên trong sản xuất; chủ động tìm kiếm thị trường, hợp tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp tại các kênh tiêu thụ như siêu thị, DN xuất khẩu. Trong đó có HTX NN Quảng Thọ 2 với sản phẩm trà rau má, HTX NN Phú Hồ với sản phẩm gạo chất lượng, hữu cơ, HTX NN Kim Thành với rau an toàn, HTX NN Thủy Dương với trà túi lọc mướp đắng, HTX Lâm nghiệp bền vững Hoà Lộc với gỗ trồng theo chứng chỉ FSC và giống cây thân thiện môi trường...

Khi tham gia chuỗi liên kết, ngoài trách nhiệm cụ thể của mỗi bên, tất cả đều được hưởng lợi: đầu ra ổn định, hạn chế chi phí đầu tư, giá thu mua ổn định, chất lượng sản phẩm đảm bảo yêu cầu...

Vươn rộng thị trường

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có các hợp đồng được ký kết giữa nông dân và DN. Đơn cử, mô hình liên kết giữa các cơ sở chăn nuôi lợn thịt, gà thịt gia công cho các công ty như CP Việt Nam, Thái Việt... theo hình thức các công ty đầu tư con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua sản phẩm.

Ngành công thương tham gia khảo sát, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ tích cực cho DN, đơn vị sản xuất trên địa bàn tạo chuỗi liên kết để sản phẩm làm ra không chỉ dừng ở phạm vi địa phương mà lan tỏa đến các vùng miền, xuất khẩu ra nước ngoài.

Chưa kể các DN tự tìm kiếm thị trường, thông qua Sở Công thương, hiện có trên 150 đại lý, nhà phân phối lớn ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ với DN địa phương.

Hầu hết các địa phương thông qua kênh tổ chức như HTX, hội phụ nữ, nông dân... đã hình thành chuỗi cửa hàng tiện ích tiêu thụ nông sản. Nhờ đó, những sản phẩm đặc trưng của địa phương, vùng miền đã lưu thông trên thị trường, kích thích tiêu dùng xã hội.

Theo đánh giá của đại diện Sở Công thương, qua quá trình hoạt động xúc tiến thương mại, hàng hoá của DN tỉnh có thị trường, nhiều sản phẩm có ưu thế trong cạnh tranh. Tuy nhiên, do nhiều DN chưa tiếp cận được các thị trường mục tiêu, nên sản phẩm còn yếu về số lượng và chưa vươn ra các thị trường lớn.

Đến nay, Sở Công thương đã rà soát được hơn 120 DN, cơ sở sản xuất với khoảng 70 loại sản phẩm nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ trên địa bàn, làm cơ sở đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Muốn kết nối vào các kênh tiêu thụ lớn đòi hỏi phải ổn định sản lượng và chất lượng. Ngoài kết nối thị trường tiêu thụ, ngành công thương đang xây dựng kế hoạch, kêu gọi, kết nối giữa người sản xuất với DN có tiềm lực để phát triển chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất và thị trường đầu ra sản phẩm.

Số lượng chuỗi mặt hàng liên kết hiện còn khiêm tốn, chủ yếu tập trung vào một số sản phẩm đơn thuần như lúa, rau, thịt, song sự khởi đầu của những mô hình liên kết sẽ mở ra quy mô rộng hơn, sang nhiều ngành hàng mới hơn trong thời gian tới; nhất là khi các địa phương đang đẩy mạnh thực hiện chương trình OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm).

 Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi

TIN MỚI

Return to top