ClockThứ Năm, 25/03/2021 07:00

Liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

TTH - Đến nay, các địa phương trong tỉnh đã nhân rộng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp (SXNN) công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ (NNCNC, NNHC). Một số hộ nông dân đầu tư trang trại, nhà lưới trồng dưa lưới, rau thủy canh... ở TP. Huế, Phú Lộc, Phú Vang, Nam Đông....

Nông nghiệp sạch cần sự bứt pháƯu tiên dự án ứng dụng công nghệ caoPhát triển nông nghiệp bền vững, an toàn và công nghệ cao

Xuống giống bắp hữu cơ tại huyện miền núi A Lưới

Bắt tay doanh nghiệp

Việc hợp tác liên kết sản xuất lúa chất lượng cao, chăn nuôi hữu cơ và tiêu thụ tại HTX NN Đông Vinh (Quảng Vinh, Quảng Điền) với Tập đoàn Quế Lâm được xem là bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của đơn vị này. HTX NN Đông Vinh có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 436ha, người dân trên địa bàn chủ yếu sống bằng nghề nông, chiếm trên 75%.

Ông Phạm Diễn, Giám đốc HTX NN Quảng Vinh cho rằng, những năm qua, tình hình SXNN của nông dân Quảng Vinh luôn gặp nhiều khó khăn do giá cả thiếu ổn định, lợi nhuận thấp, chi phí sản xuất đầu vào tăng và việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất để hạ giá thành chưa được quan tâm nhiều.

Từ năm 2015, HTX NN Đông Vinh hợp tác với Tập đoàn Quế Lâm, vận động người dân tham gia sản xuất, được đầu tư đầu vào, bao tiêu đầu ra với diện tích 24 ha lúa, bước đầu có 102 hộ dân tham gia ký kết với tập đoàn này để sản xuất lúa hữu cơ.

Đến nay, HTX đã ký hợp đồng liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm với Tập đoàn Quế Lâm với tổng diện tích trên 100 ha. Hàng năm, mô hình làm tăng thu nhập thêm cho người dân từ 200-230 triệu đồng.

Ông Phạm Diễn đánh giá, quá trình sản xuất, nông dân được Tập đoàn Quế Lâm hướng dẫn kỹ thuật, thu mua giá ổn định và cao hơn giá thị trường, hỗ trợ phân bón.Từ sự lan tỏa mô hình trồng trọt, HTX đã phát triển mô hình chuỗi chăn nuôi lợn hữu cơ ứng dụng công nghệ vi sinh, giúp bà con tăng và tái đàn lợn an toàn theo đề án chăn nuôi an toàn của huyện. 

Mô hình trồng lúa hữu cơ, liên kết sản xuất với doanh nghiệp

Theo Sở NN&PTNT, đến nay, các địa phương trong tỉnh đã nhân rộng nhiều mô hình sản xuất NNCNC, xây dựng được 26 nhà lưới với tổng diện tích khoảng 20.000m2; các mô hình ứng dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, GAP hoặc HACCP tiếp tục phát triển, mở rộng tại các địa phương với diện tích lúa gần 1.100 ha và hơn 100 ha các loại rau. Nhân rộng mô hình sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ cho 353 ha; 22 ha rau các loại.

Một số hộ nông dân trên địa bàn cũng mạnh dạn đầu tư thành lập trang trại, nhà lưới sản xuất trồng trọt theo hướng công nghệ cao, như trang trại trồng dưa lưới TP. Huế, Phú Lộc và rau thủy canh, nhà lưới ở  Phú Vang, Nam Đông.

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Ông Hồ Đăng Khoa, Chi cục trưởng CCQLCCNLTS đánh giá, thời gian qua, trong lĩnh vực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, thực sự đã có những thay đổi rõ rệt trong việc ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo mô hình hữu cơ, điển hình là việc áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến theo hướng VietGAP, GAP hoặc HACCP… vào sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm.

Các sản phẩm đã từng bước nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa tại địa phương với các chứng nhận sản xuất tiên tiến, đa dạng hàng hóa và chủng loại, mở rộng thị trường tiêu thụ đến các tỉnh lân cận.

Hình thành các chuỗi sản phẩm là xu thế để nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm hàng hóa hiện nay khi người sản xuất được kết nối với nhà kinh doanh và người tiêu dùng, từ đó hình thành các chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp được kiểm soát chặt chẽ trước khi đến tay người tiêu dùng.

Ông Hồ Đăng Khoa phân tích, phát triển sản xuất theo mô hình NNHC, NNCNC đã có sự quan tâm đầu tư kinh phí và chính sách của chính quyền các cấp, đặc biệt là ngành nông nghiệp phát triển nông thôn đã nhận định đây là các mô hình nền tảng thí điểm để nhân rộng đến nông dân, tiến tới thay đổi thói quen sản xuất truyền thống, áp dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất.

Các địa phương cũng đã từng bước định hướng xây dựng nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến theo các tiêu chuẩn GAP, hữu cơ; đầu tư nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm vào sản xuất nông nghiệp; quy hoạch các vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung có quy mô lớn và công tác phát triển thị trường nông sản cũng được quan tâm.

Sự liên kết của 4 nhà trong sản xuất NNHC, NNCNC, ngày càng chặt chẽ từ khâu sản xuất ban đầu đến khâu bày bán, sản xuất gắn với yêu cầu thị trường; sản phẩm bao gói đa dạng, mẫu mã, hình thức quy cách được quan tâm thiết kế, đầu tư phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Tuy nhiên, đối với với lĩnh vực sản xuất NNHC, NNCNC vẫn còn rất nhiều hạn chế, lý do chủ yếu do nhóm đối tượng người sản xuất lĩnh vực trồng trọt chưa có điều kiện tiếp cận và triển khai việc ứng dụng công nghệ cao, ngại thay đổi và đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới phương thức và kinh phí để triển khai các mô hình NNHC, NNCNC khá lớn nên việc tự lực của các doanh nghiệp, hộ cá thể còn ở thiểu số.

Năm 2016, UBND tỉnh ban hành quyết định tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh việc áp dụng KHKT tiên tiến vào SXNN, đẩy mạnh chính sách phát triển sản xuất NNCNC và sản xuất nông sản an toàn. UBND tỉnh đã đầu tư 12 tỷ đồng để hỗ trợ các cá nhân, tổ chức thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp này.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết để phát triển bền vững

Phát triển kinh tế theo hướng mô hình tổ liên kết (TLK), tổ hợp tác (THT) là cách hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên.

Liên kết để phát triển bền vững
Ba cây chụm lại...

Câu chuyện về liên kết để phát triển được nhắc đến khi cách đây khoảng hơn 20 năm, 3 địa phương gồm Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế chủ động ký kết hợp tác phát triển du lịch với chủ đề: “Ba địa phương - một điểm đến”. Và rồi mới đây, hội thảo “Phát triển bền vững du lịch miền Trung trong bối cảnh mới” do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ tổ chức, cũng đã thảo luận chính sách, đưa ra các định hướng liên kết và giải pháp chung về phát triển du lịch vùng.

Ba cây chụm lại
Nền tảng thúc đẩy sản phẩm nông nghiệp phát triển

Được xem là trụ đỡ của nền kinh thế, ngành nông nghiệp luôn được quan tâm để từng bước tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Theo đó, HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết (NQ) hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (SXNN) nhằm tạo hiệu quả cao.

Nền tảng thúc đẩy sản phẩm nông nghiệp phát triển
Mở rộng sản xuất nhờ vốn vay chính sách

Nhờ được vay vốn chính sách để tập trung phát triển nghề làm ruốc, nước mắm, gia đình bà Bùi Thị Vấn (thôn Cự Lại Trung, xã Phú Hải, Phú Vang) ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, vươn lên làm giàu, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động trên địa bàn.

Mở rộng sản xuất nhờ vốn vay chính sách

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top