ClockThứ Bảy, 09/01/2021 12:32

Lộc Bổn phát triển 560 ha rừng trồng gỗ lớn

TTH - Với giá trị từ 250-300 triệu đồng/ha, gấp 4 lần so với rừng trồng gỗ nhỏ, xã Lộc Bổn (Phú Lộc) đã phát triển diện tích rừng trồng trồng gỗ lớn có chứng chỉ FSC lên 560 ha.

Cơ hội rộng mở cho rừng gỗ lớnRừng trồng gỗ lớn ứng phó biến đổi khí hậu

Người dân Lộc Bổn thu hoạch rừng trồng gỗ lớn

Sau khi tìm hiểu kỹ về mô hình chuyển đổi phương pháp trồng rừng cho hiệu quả kinh tế cao, Giám đốc HTX Lâm nghiệp bền vững Hòa Lộc (xã Lộc Bổn), ông Hồ Đa Thê đã tiên phong vận động người dân đăng ký tham gia trồng rừng chứng chỉ FSC với 25 thành viên ban đầu tham gia trồng hơn 189 ha.

Ông Thê phân tích, trước đây, trồng rừng thuyền thống có mật độ từ 2.500 - 3.000 cây/ha, vì mục đích bán gỗ dăm, sau 5 năm thu hoạch chỉ bán được 80 triệu đồng/ha. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường về gỗ có chứng chỉ FSC rất lớn, có giá cao hơn so với gỗ dăm là 350.000đồng/tấn, đầu ra lại ổn định. Sau 2 lần tỉa thưa rừng từ 4 năm tuổi và 5 năm tuổi theo tiêu chuẩn FSC, đã đem lại nguồn thu bình quân 40 - 50 triệu đồng/ha từ nguồn tỉa thưa để bà con lấy lại tiền đầu tư trồng và chăm sóc. Số cây rừng đạt chuẩn còn lại sẽ được chăm sóc đến đủ 7-8 năm.

Sau gần 7 năm, mới đây, tất cả rừng trồng gỗ lớn của các thành viên thuộc chi hội này đã cho khai thác đạt sản lượng gỗ bình quân từ 200-220m3/ha, tỷ lệ gỗ đạt từ 60-70%, đưa giá trị rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ FSC đạt 250-300 triệu đồng/ha, đặc biệt có lô đạt 380 triệu đồng/ha. So với rừng trồng gỗ nhỏ khai thác sau 5 năm chỉ được khoảng 80-90 triệu đồng/ha, rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ FSC dài hơn 2 năm, lợi nhuận cao hơn từ 150-200 triệu đồng/ha. Với hiệu quả đó, đến nay chi hội đã mở rộng lên 55 thành viên, với tổng diện tích 560 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng FSC.

Chủ tịch UBND xã Lộc Bổn, ông Nguyễn Đức Phú cho biết, để nâng cao nhận thức cho bà con về quản lý rừng trồng FSC, chính quyền địa phương đã phối hợp với dự án WWF tổ chức các lớp tập huấn, kỹ thuật lâm sinh trồng và chăm sóc, quản lý rừng trồng, khai thác tác động thấp. Đồng thời, tham gia các lớp hội thảo tiếp cận với các doanh nghiệp có nhu cầu thu mua sản phẩm gỗ FSC, nắm bắt giá cả thị trường với nhu cầu lớn; qua đó, đã đưa hiệu quả kinh tế rừng trồng có chứng chỉ FSC lên cao. Địa phương đã xây dựng được mô hình chuyển đổi từ rừng trồng gỗ dăm sang rừng trồng gỗ lớn có tỉa thưa; tổ chức thành lập các tổ khai thác chuyên nghiệp, tập huấn quy trình tỉa thưa khai thác tác động thấp vào rừng trồng cho các thành viên.

Theo ông Nguyễn Đức Phú, địa phương đang hỗ trợ, khuyến khích HTX Lâm nghiệp bền vững Hoà Lộc mở rộng hoạt động trở thành đơn vị cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho bà con, đáp ứng nhu cầu kinh doanh rừng trồng gỗ lớn bền vững theo tiêu chí FSC. Bước đầu, HTX đã xây dựng vườn ươm cây giống thân thiện môi trường với tổng diện tích vườn ươm 0,5 ha, có quy mô sản lượng bình quân khoảng 1 triệu cây/năm. Đơn vị đầu tư thêm dây chuyền thiết bị lạng ván mỏng, với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng, công suất 15m3/ngày để bao tiêu sản phẩm gỗ của bà con.

Cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo HTX đứng ra ký hợp đồng cam kết bao tiêu sản phẩm cho bà con, đồng thời cung cấp gỗ lớn với khách hàng chiến lược là Công ty ScanciaPacific trong chuỗi rừng trồng gỗ lớn FSC; qua đó, góp phần khẳng định nghề trồng rừng gỗ lớn là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn nguyên liệu tập trung cho các nhà máy sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu.

Lộc Bổn là xã đồng bằng bán sơn địa, với 1.197 hộ làm nông lâm nghiệp, có diện tích tự nhiên 3.269,46 ha, trong đó đất trồng rừng sản xuất hơn 1.518 ha. Đây là dư địa để phát triển diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC, góp phần đưa nghề trồng rừng gỗ lớn trở thành ngành nghề mới nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

Bài, ảnh: BÁ TRÍ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Return to top