ClockThứ Tư, 29/04/2020 14:43

Lực lượng vũ trang giúp dân gặt lúa bị đổ ngã

TTH.VN - Mưa to kèm theo gió, lốc mạnh... đã làm hàng ngàn ha lúa trên địa bàn tỉnh đổ ngã. Nông dân khốn khổ, “đỏ mắt” tìm nhân công gặt lúa. Trước tình hình đó, những chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang đã xuống đồng giúp dân.

Công an huyện Phong Điền tặng quà và gặt lúa giúp dânNâng cao giá trị hạt gạoDân quân tự vệ giúp dân gặt lúa

Hơn 700 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 968 và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã được huy động đến các xã có lúa bị đổ ngã. Sau khi thu hoạch lúa giúp người dân Phong Điền và Quảng Điền, LLVT tỉnh sẽ tiếp tục thu hoạch lúa ở Phú Vang, dự kiến sẽ thu hoạch tới ngày 5/5.

Ngoài ra, chính quyền các địa phương chủ động bố trí lực lượng vệ nông, phương tiện (trạm bơm, máy bơm,...) khẩn trương tiêu úng; đồng thời vận động người dân thực hiện các giải pháp như, tháo cạn nước bề mặt ruộng, vệ sinh cỏ dại ven bờ để hạn chế nguồn lây nhiễm của các loại nấm bệnh, tăng cường kiểm tra rầy các loại đặc biệt là rầy nâu, bệnh khô vằn để chủ động xử lý kịp thời khi trời nắng trở lại, thu hoạch sớm từ 3 đến 5 ngày đối với những diện tích lúa bị đổ ngã nặng.

Đối với diện tích lúa không bị đổ ngã, duy trì đủ nước bề mặt ruộng, đảm bảo đủ độ ẩm cần thiết để lúa chín không bị khô sáp...

Dưới đây là những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Lúa đổ ngã, ngập trong nước khiến nông dân nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh lâm vào khó khăn. Ảnh: Tiến Dũng

...vì thế việc gặt gặp rất nhiều vất vả. Ảnh: P.T

Tại vựa lúa xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền hầu hết lúa ngập chìm trong nước vì thế lực lượng chiến sĩ quân đội tập trung về đây để giúp nông dân thu hoạch. Ảnh: P. T

 

Một chiến sĩ quân đội thu gom lúa sau khi cắt xong ở cánh đồng Quảng Phước, Quảng Điền. Ảnh: P.T

Tại huyện Phong Điền, việc thiếu nhân công gặt lúa ngập úng càng làm cho nông dân khốn khổ. Trước tình hình đó, Công an huyện cắt cử lực lượng xuống đồng giúp dân gặt lúa... Ảnh: Tiến Dũng

Lúa được bó lại trước khi đưa về nhà. Ảnh: Tiến Dũng

Các chiến sĩ gom lúa lên ghe để di chuyển vào bờ, nước sâu, lúa ướt mèm nên việc di chuyển gặp rất nhiều vất vả. Ảnh: P.T

Ly nước thắm tình quân dân. Ảnh: Thanh Thảo

Lúa ở những ruộng sâu, sau khi gặt xong được đặt lên một tấm bạt lớn, đầy bạt sẽ kéo vào bờ. Ảnh: P.T

Với những ruộng lúa gần bờ, sau khi cắt xong sẽ được bó thành từng bó và được gánh đến điểm tập kết. Ảnh: P.T

Có những chiến sĩ lần đầu tiên đi cắt lúa. Ảnh: Thanh Thảo

Một số địa phương ở Phong Điền, nông dân phải dùng thuyền làm phương tiện vận chuyển lúa, hình ảnh quá lâu rồi mới xuất hiện vào thời điểm thu hoạch vụ đông xuân. Ảnh: Tiến Dũng

Giúp dân đến khâu cuối cùng. Ảnh: Thanh Thảo

Clip chiến sĩ bộ đội gặt lúa giúp nông dân Quảng Điền. Clip: P.T

                                                   Nhóm PV-CTV (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết hồ Tả Trạch trên lưu vực sông Hương

Sáng 11/12, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có thông báo gửi các sở, ban ngành, địa phương về việc điều tiết hồ Tả Trạch về hạ du sông Hương.

Điều tiết hồ Tả Trạch trên lưu vực sông Hương
Mưa lớn thượng nguồn, cảnh báo nguy cơ ngập úng vùng thấp trũng

Sáng 26/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cho biết, qua theo dõi của cơ quan khí tượng thủy văn, hiện nay mưa rất lớn ở thượng nguồn các hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh. Do đó, các hồ thủy lợi, thủy điện đang điều tiết nước với lưu lượng đến bằng lưu lượng đi, có thể gây nguy cơ ngập úng vùng thấp trũng trên diện rộng.

Mưa lớn thượng nguồn, cảnh báo nguy cơ ngập úng vùng thấp trũng
Return to top