ClockThứ Ba, 16/03/2021 14:26

Mùa đánh bắt mới

TTH - Gọi cho ngư dân Thuận An, Phú Thuận, Vinh Thanh..., nghe tiếng sóng vọng vào điện thoại. Trên “nẻo biển”, những chiếc tàu công suất lớn đang hướng ra ngư trường. Phú Vang đang vào mùa đánh bắt mới...

Ngư dân thu tiền tỷ từ đánh bắt cá khoaiVề biển mua cá chợ chiềuTái cơ cấu trên mỗi con tàuTrúng vụ ghẹ giáp tết

Sau lễ xuất quân, các tàu công suất lớn ở thị trấn Thuận An vươn khơi đánh bắt xa bờ

Tâm thế mới

Với tinh thần phòng, chống dịch COVID-19, không nhiều người tham dự và mỗi người đều giữ khoảng cách đảm bảo an toàn, nhưng trong lễ xuất quân đánh bắt cá vụ Nam của thị trấn Thuận An, tiếng trống vẫn trầm hùng, khí thế. Sau những hồi trống thúc giục, hơn 30 tàu công suất lớn xuất phát lên đường đánh bắt.

Tại âu thuyền xã Phú Thuận, Phú Hải cũng vang lên tiếng trống xuất quân. Những đoàn tàu nối nhau ra khơi,  tiến thẳng đến ngư trường Hoàng Sa, vừa khai thác thủy sản vừa làm “cột mốc” sống trên biển, chung tay giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Ông Đỗ Mãi (ngư dân xã Vinh Thanh), ông Ngô Văn Ti, Ngô Văn Ngọc (ngư dân thị trấn Thuận An) bày tỏ, hiện tại do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngư trường ngày một khan hiếm thủy sản, thiếu lao động biển..., nên khai thác biển của địa phương gặp không ít khó khăn. “Chính vì vậy, ngư dân phải luôn mang một tâm thế mới, đó là sẵn sàng chủ động “đối mặt” với thử thách, vượt qua những khó khăn, để khai thác biển thật hiệu quả”- ngư dân Đỗ Mãi nói.

Bằng tâm thế đó, ngay từ ngày mùng 2 tết, ngư dân xã Phú Diên đã bắt đầu đánh bắt. “Ngư dân địa phương làm nghề đánh bắt gần bờ, thời tiết thuận lợi nên bà con ngày nào cũng tảo tần ra biển.

Nhiều hộ ngư dân như hộ ông Nguyễn Xuân Hữu, Nguyễn Ngọc Bi (thôn Phương Diên), hộ ông Hà Phong, Phan Hữu Quỳnh (thôn Mỹ Khánh)..., mỗi ngày khai thác trên dưới 100 kg cá các loại, mực; thu nhập từ 3-7 triệu đồng/1 ngày. Trong tháng đầu năm, ngư dân Phú Diên khai thác biển được 205 tấn, sản lượng tăng so với cùng kỳ năm ngoái”- Ông Hoàng Văn Vy, Chủ tịch UBND xã Phú Diên cho biết.

Trong khi đó, trong chuyến đánh bắt xa bờ đầu tiên, ngư dân xã Vinh Thanh, Phú Thuận, thị trấn Thuận An thu lãi ròng bình quân từ 70 triệu đến hơn 100 triệu đồng. Sản lượng khai thác biển ở các xã, thị trấn này trong tháng đầu năm từ 100 đến 150 tấn. Đánh giá theo thực tế, kết quả này thấp hơn so với cùng kỳ những năm trước. “Tuy nhiên, chúng tôi có niềm tin vào sự nỗ lực của bản thân, sự hỗ trợ của chính quyền các cấp. Do đó, hiện nay hầu hết tàu công suất lớn trên địa bàn đã xuất phát thực hiện chuyến đánh bắt xa bờ tiếp theo”- nhiều ngư dân bày tỏ.

Điều đáng phấn khởi nữa là, từ đầu năm đến nay, ngư dân thị trấn Thuận An được mùa cá cơm, mỗi ngày khai thác từ 25-30 tấn. Nhiều hộ trúng 6-7 tấn/ngày, thu lãi ròng vài chục triệu đồng/ngày. “Đang được mùa cá cơm nên cập bờ nhập cá cho các đại lý thu mua xong là chúng tôi lại xuất phát “xuyên đêm xuyên ngày” trên biển. Thiên nhiên “cho” cơ hội, chúng tôi phải tận dụng nắm bắt, không quản thời gian, vất vả”- ngư dân Ngô Văn Ti nói.

Nhiều giải pháp

Theo ông Nguyễn Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang, sát cánh cùng ngư dân, vượt qua những khó khăn, thách thức cả về khách quan lẫn chủ quan, để có được mùa đánh bắt mới hiệu quả, lãnh đạo huyện tập trung chỉ đạo và vận động các tàu cá đã được UBND tỉnh phê duyệt tham gia đánh bắt vùng biển xa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, vươn khơi để mở rộng ngư trường, kết hợp đánh bắt với bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển.

Các nghiệp đoàn, liên đoàn, chi hội nghề cá, tổ đội sản xuất trên biển được củng cố, phát triển để hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong đánh bắt trên biển. “Bên cạnh đó, chính quyền các cấp chỉ đạo, hướng dẫn, vận động bà con sắp xếp hợp lý các phương tiện khai thác thủy sản, chuyển đổi một số nghề khai thác cạn kiệt như lưới kéo đáy, rê đáy, giảm tỷ trọng đội tàu khai thác cá nổi nhỏ như lưới vây, chụp mực, phát triển đội tàu khai thác cá nổi lớn xa bờ như lưới rê, câu vàng, lưới vây cá ngừ..., khai thác những loại thủy sản có giá trị kinh tế cao”- Ông Nguyễn Văn Chính chia sẻ.

Đồng thời, chính quyền các cấp tích cực vận động, ngư dân thường xuyên cải tiến ngư cụ, mạnh dạn đầu tư thêm nghề mới, nhân rộng mô hình đánh bắt có hiệu quả như nghề đánh bắt cá lạc, rê cá chim, rê hỗn hợp, rê chuồn, rê mực khơi, bẫy ghẹ ốc hương...; đảm bảo các tàu được trang bị 2 nghề chính nhằm hoạt động đánh bắt quanh năm. Ưu tiên phát triển các nghề khai thác sản phẩm có giá trị xuất khẩu như rê bùng nhùng, rê mực nang, câu mực, chụp mực, rê tôm, giã tôm, rê cá chim, rê mực khơi..., để tăng hiệu quả khai thác.

Bài, ảnh: THÙY CHI

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận

Việc đầu tư nâng cấp khu neo đậu, tránh bão xã Phú Thuận (Phú Vang) nhằm phục vụ sản xuất cho ngư dân trên địa bàn và các vùng lân cận là vô cùng bức thiết, khi âu thuyền này đã xuống cấp nhiều năm.

Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận
Return to top