ClockThứ Năm, 12/10/2023 06:59

Nhân rộng mô hình máy cuộn rơm

TTH - Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 76 máy cuộn rơm, tăng 23 máy, trong vụ hè thu này đã cuốn gần 930 ngàn cuộn, tăng gần 27 ngàn cuộn so với vụ đông xuân 2022 - 3023.

“Lợi ích kép” từ cuộn rơm sau thu hoạchHạn chế lãng phí rơm rạThu gom rơm bằng máy cuốn rơm

 Cuộn rơm bằng máy cơ giới

Theo tính toán của ông Trần Gia Duy ở xã Điền Hương (Phong Điền) cũng như nhiều người dân, mỗi tấn rơm thu gom bằng máy có giá hơn 500 ngàn đồng. Trong khi đó, thu gom bằng thủ công mỗi tấn ước 665-700 ngàn đồng. Như vậy, so với thu gom thủ công thì việc sử dụng máy cuốn rơm, nông dân tiết kiệm chi phí khoảng 165-170 ngàn đồng/tấn.

Thu gom rơm bằng thủ công còn tốn nhiều chi phí khác như phí bốc xếp, vận chuyển cao hơn, khó bảo quản và tốn công tháo dỡ khi sử dụng vào chăn nuôi, trồng trọt. Khâu vận chuyển rơm bằng thủ công còn dễ rơi vãi, ảnh hưởng đến mỹ quan, vệ sinh môi trường... đường sá và khu dân cư

Không chỉ lợi ích kinh tế cho nông dân, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng ruộng mà cả các chủ máy cuộn rơm cũng mang lại hiệu quả kinh tế. Ông Trần An Nhiên ở xã Điền Hương (Phong Điền) thông tin, thời gian qua, ông lập facebook về buôn bán rơm cuộn, sau khi tham khảo về lợi ích, hiệu quả tại một số tỉnh, thành trên cả nước, ông đầu tư mua sắm máy cơ giới thu gom rơm bằng máy cuốn.

Qua mấy vụ nay, bình quân mỗi vụ cuốn 7.500-8.000 cuộn, bán cho người dân trên địa bàn tỉnh phục vụ chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và bán tại một số tỉnh như Nghệ An, Hải Dương..., ông Nhiên ước lãi bình quân mỗi vụ 60 triệu đồng.

 Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Long An cho rằng, rơm rạ là nguồn nguyên liệu quý trong sản xuất nông nghiệp như làm thức ăn chăn nuôi gia súc, sản xuất nấm và che phủ cây trồng… Tuy nhiên, thời gian qua nông dân ít biết tận dụng trong sản xuất nên hầu hết đều tiến hành đốt rơm trên đồng ngay sau khi gặt. Việc đốt rơm trên đồng gây ra nhiều hệ lụy về ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái đồng ruộng và lãng phí nguồn nguyên liệu để tái sản xuất nông nghiệp.

Sau thu hoạch lúa, việc vệ sinh đồng ruộng, giải quyết rơm trên đồng là điều tất yếu để gieo cấy vụ mới. Để tránh những hình thức xử lý rơm gây ảnh hưởng môi trường, việc cuốn rơm bằng máy đã được áp dụng ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, mang lại thu nhập, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Qua nhìn nhận từ thực trạng đốt đồng gây ra nhiều hệ lụy và lãng phí, đồng thời thực hiện chủ trương của tỉnh, từ năm 2019 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai “Mô hình thu gom rơm bằng máy cuốn rơm phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường” với quy mô 7 máy cho 7 hộ nông dân ở 6 xã thuộc huyện Phong Điền, Phú Vang và TX. Hương Thủy.

Từ kết quả của mô hình khuyến nông và chủ trương của tỉnh về việc tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa, đặc biệt là thực hiện chính sách hỗ trợ mua máy cuốn rơm theo Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND và Nghị quyết 30/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, việc đầu tư mua sắm máy cuốn rơm và kinh doanh rơm cuộn trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng phát triển rộng rãi.

Trên địa bàn tỉnh đến nay có 76 máy cuộn rơm, tăng đến 23 máy; trong vụ hè thu này đã cuốn gần 930 ngàn cuộn, tăng gần 27 ngàn cuộn so với vụ đông xuân 2022-3023. Số máy cuộn rơm tập trung nhiều nhất ở huyện Phú Vang có hơn 30 máy, số còn lại tập trung rải rác tại các huyện, thị xã. Các chủ máy cuộn rơm chủ yếu của các hộ nông dân, nhóm hộ và hợp tác xã.

Ông Nguyễn Long An đánh giá, việc sử dụng máy cuốn thu gom rơm, rạ góp phần hạn chế tình trạng đốt rơm, rạ, đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất lúa. Đồng thời, tận dụng tối đa rơm cuộn làm thức ăn chăn nuôi trâu bò, phát triển nghề trồng nấm rơm… góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững theo hướng tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Long An, để máy cuốn rơm, rạ được tiếp tục nhân rộng, ngành nông nghiệp đang hướng đến hỗ trợ các địa phương, hợp tác xã, nông dân liên kết, hình thành tổ hợp tác kinh doanh dịch vụ rơm cuộn (hoặc thành lập hội cuốn rơm của tỉnh) nhằm đảm bảo số lượng máy, đáp ứng nhu cầu cuộn rơm trên địa bàn tỉnh và tăng cường liên kết trong việc cung ứng rơm cuộn ra thị trường.

Ngành nông nghiệp, các địa phương sẽ định hướng, hỗ trợ các tổ chức, chủ máy thực hiện các giải pháp “mua xứ đồng” (hoặc xin xứ đồng), chủ máy cuốn rơm có cam kết thu gom rơm kịp thời để người dân yên tâm sản xuất,  không đốt rơm trên đồng, song vẫn đảm bảo gieo cấy kịp thời vụ. Các địa phương tiếp tục triển khai tuyên truyền chính sách của tỉnh về việc hỗ trợ vốn đầu tư cho các tổ chức, cá nhân đầu tư mua sắm máy cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó có máy cuốn rơm rạ sau thu hoạch.

Bài, ảnh: P. Thọ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới
Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn TX. Hương Thủy đã thay đổi tư duy canh tác khi mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng sen; trong đó, mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ đã cho thấy hiệu quả khi giúp nông dân mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.

Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

TIN MỚI

Return to top