ClockThứ Tư, 28/07/2021 14:11

Nông dân liên kết hỗ trợ nhau sản xuất, kinh doanh

TTH.VN - Ngày 28/7, Hội Nông dân huyện Phong Điền đã tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”. Về dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Mua vé tàu đưa 5 người bị mắc kẹt ở Phong Điền ra Nghệ An trong ngày 28/7Đồng hành, hỗ trợ Quảng Điền phát triển hạ tầng, thu hút đầu tưChủ động nguồn nước phục vụ sản xuất hè thuCảnh giác và tiết giảm là thiết thực chung tay chống dịchĐổ đất, lấp suối tiếp cận hiện trường tìm kiếm mới

Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” huyện Phong Điền có 41 thành viên, là các thành viên là những nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Phong Điền; trong đó, có Ban Chủ nhiệm gồm 7 người, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, bình đẳng giữa các thành viên, tuân thủ theo quy định của Pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện.

Việc thành lập câu lạc bộ nhằm giúp nông dân liên kết, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa; liên kết tạo chuỗi giá trị, phát triển ngành nghề gắn với ứng dụng khoa học công nghệ; xây dựng thương hiệu sản phẩm góp phần phát triển kinh tế xã hội, cũng như xây dựng phong trào nông sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Phong Điền ngày càng phát triển.

Minh Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

TIN MỚI

Return to top