ClockThứ Sáu, 12/04/2019 11:08

Ổn định cuộc sống khi lợn được tiêu thụ

TTH.VN - Người chăn nuôi đã yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) cơ bản được khống chế và thị trường thịt lợn đang bình ổn trở lại.

Phát hiện thêm ổ dịch tả lợn Châu Phi tại xã Phong SơnThông tin dẫn hướngHàn Quốc cấm mang sản phẩm chăn nuôi về nước để đối phó tả lợn châu PhiGóp sức phòng chống dịch tả lợn châu PhiQuy hoạch điểm chôn hủy lợn bệnh: Phải tính ngay từ đầu

Đàn lợn ở xã Quảng Lợi được bảo vệ an toàn

Thời điểm DTLCP xảy ra tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có xã Phong Sơn (Phong Điền), có lẽ chính người chăn nuôi là đối tượng trực tiếp bị ảnh hưởng lớn nhất vì sản phẩm gần như “đóng băng”. Dù cơ quan chức năng đã khuyến cáo DTLCP không lây sang người, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nếu sử dụng sản phẩm rõ nguồn gốc nhưng nhiều người vẫn ngại ăn thịt lợn. Các quán ăn bỗng vắng thịt lợn, các quầy bán thịt tại các chợ ế ẩm, lượng tiêu thụ giảm một nửa so với ngày thường.

Hộ bà Trần Thị Trang ở xã Quảng Phước (Quảng Điền) nuôi hơn 20 con lợn đã đến thời kỳ xuất chuồng, rơi vào thời điểm xảy ra DTLCP đành phải giữ lại hơn nửa tháng nay vì bán không ai mua. Có lái buôn đến hỏi mua nhưng trả giá quá thấp nên bà Trang không bán. Mỗi khi gặp “sự cố” cứ bán tháo, bán rẻ sẽ tạo cơ hội cho các lái buôn chèn ép giá nên nhiều hộ chăn nuôi ở Quảng Điền quyết định giữ lợn lại nuôi tiếp, chấp nhận tốn kém chi phí thức ăn, trong khi lợn đã vào thời kỳ xuất bán thường chậm phát triển.

Cán bộ thú y tiêm vắc xin cho lợn ở Quảng Điền

Trong những ngày xảy ra DTLCP, lợn không bán được khiến các hộ chăn nuôi vô cùng lo lắng. Dù xảy ra dịch, nhưng 3 ổ dịch đến nay đều xuất hiện tại xã Phong Sơn và có quy mô nhỏ, chỉ chôn hủy hơn 70 con (trong đó ổ dịch mới nhất xảy ra ngày 9/4, chôn hủy 20 con). Đến nay, ngoài các ổ dịch tại xã Phong Sơn, trên địa bàn tỉnh chưa phát sinh ổ dịch mới nào ở địa phương khác nên bà con đã yên tâm chăn nuôi. Mới đây có 10 con lợn trong tổng đàn hơn 20 con của hộ bà Trang đã được xuất bán, số còn lại lái buôn hứa sẽ mua trong vài ngày tới. Lợn được tiêu thụ trở lại bình thường, đời sống của gia đình bà Trang và các hộ chăn nuôi dần ổn định. Người dân tự tin, thả giống nuôi ngay sau khi số lợn lứa mới đây được xuất chuồng.

Điều các hộ chăn nuôi lợn yên tâm là giá lợn thời điểm này không giảm so với trước, dao động từ 38-42 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, bình quân mỗi con lợn có thể lãi từ 400-500 ngàn đồng. Theo Chi cục Chăn nuôi-Thú y (CNTY) tỉnh, giá lợn hiện ở 3 mức tương ứng với 3 loại giống lợn. Đối với lợn lai ngoại được nuôi ở những trang trại quy mô lớn có giá từ 46- 49 nghìn đồng/kg; lợn F2 có giá 43-46 nghìn đồng/kg; lợn nuôi trong các hộ gia đình có giá 38-42 ngàn đồng/kg. Với giá này, người chăn nuôi có lãi, bởi theo tính toán mức giá dao động khoảng 34-35 ngàn đồng/kg thì sẽ hòa vốn.

Tiêu độc khử trùng lò giết mổ Bãi Dâu (TP. Huế)

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, ông Nguyễn Ngọc Tiến khẳng định, thị trường tiêu thụ thịt lợn đang dần ổn định, hoạt động chăn nuôi lợn của người dân trở lại bình thường. Trên địa bàn huyện Quảng Điền có khoảng 30 ngàn con lợn, chủ yếu chăn nuôi quy mô gia trại từ vài chục con trở lên, một số trang trại ở vùng cát nuôi từ 1.000-6.000 con. Hầu hết số lợn đến kỳ xuất bán đã được các lái buôn đến thu mua với mức giá tương đối tốt, người nuôi đảm bảo có lãi. Riêng các trang trại chăn nuôi quy mô lớn có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nên không lo đầu ra, giá cả ổn định.

Ông Lê Quý Kệ, chủ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại phường Thủy Dương (TX. Hương Thủy) chia sẻ: Trong thời điểm đang “sốt” DTLCP, lượng lợn đưa vào giết mổ tại cơ sở giảm 40-50%, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống gia đình. Từ hơn một tuần nay, lượng lợn đưa vào giết mổ bắt đầu tăng trở lại, xấp xỉ với trước đây; dự báo trong vài ngày tới sẽ đạt mức so với thời điểm bình thường. Lợn sau khi giết mổ, xuất đi tiêu thụ được cán bộ thú y kiểm tra, đóng dấu kiểm dịch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trưởng phòng Dịch tễ - Chi cục CNTY tỉnh, ông Trần Quốc Sửu nhận định, tổng đàn lợn toàn tỉnh hiện nay khoảng 200 ngàn con được quản lý chặt chẽ, bảo vệ an toàn, không để xảy ra các loại dịch bệnh. Riêng với DTLCP, mặc dù cơ bản được khống chế nhưng ngành CNTY vẫn luôn đề cao cảnh giác, không chủ quan trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, có thể tái bùng phát bất cứ lúc nào.

Cán bộ thú y được phân công bám cơ sở, đến từng hộ dân hướng dẫn các biện pháp tiêu độc khử trùng chuồng trại, tiêm vắc xin cho đàn lợn. Tại các đường làng, ngõ xóm ở những vùng có nguy cơ cao đều được rải vôi, phun thuốc tiêu độc khử trùng. Thời điểm này, ngành CNTY tỉnh vẫn tạm thời không cho nhập lợn giống, lợn sống, sản phẩm thịt lợn tại các tỉnh, thành có DTLCP vào địa bàn tỉnh tiêu thụ nhằm tránh nguy cơ lây lan.

Theo quan sát, tại nhiều quán ăn đã bày bán thịt lợn, các quầy bán thịt lợn tươi sống tại các chợ trên địa bàn TP. Huế cũng như các vùng nông thôn cũng đã sôi động. Các tiểu thương tại các chợ cho biết, lượng thịt tiêu thụ những ngày này đã tương đương với thời điểm chưa xảy ra DTLCP. 

Bài, ảnh: Hoàng Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sớm ổn định cuộc sống của người dân thuộc diện di dời, giải tỏa

Trong những lần thực tế kiểm tra các dự án giao thông trọng điểm, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu luôn lưu ý với các cấp ủy, chính quyền địa phương và sở, ban, ngành liên quan là tập trung giải quyết các vấn đề về dân sinh, sớm ổn định cuộc sống cho người dân trong diện phải di dời, giải tỏa.

Sớm ổn định cuộc sống của người dân thuộc diện di dời, giải tỏa
Giúp người nghèo an cư, ổn định cuộc sống

Cùng với các hoạt động trao quà hay hỗ trợ các mô hình sinh kế nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo có việc làm, tăng thu nhập, từ đầu năm đến nay, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn TP. Huế huy động nguồn lực, hỗ trợ kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo, giúp người dân an cư, ổn định cuộc sống.

Giúp người nghèo an cư, ổn định cuộc sống
Vì cuộc sống bình yên

Nhờ sự chung tay trong công tác tuyên truyền, vận động người dân phòng, chống tệ nạn, tố giác tội phạm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) phường Phước Vĩnh (TP. Huế), tình hình an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn ngày càng được đảm bảo.

Vì cuộc sống bình yên
Nâng cao chất lượng cuộc sống

Từ ngày 1/7/2024, thực hiện điều chỉnh lương cơ sở, lương tối thiểu vùng, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp ưu đãi người có công với mức tăng cao nhất từ trước đến nay đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người thụ hưởng.

Nâng cao chất lượng cuộc sống

TIN MỚI

Đơn vị cung cấp Làm Chủ Cuộc Săn Với Heo Rừng uy tín
Return to top