ClockChủ Nhật, 31/10/2021 07:07

Phải chỉ ra cho được quy trình sản xuất hiệu quả hơn

TTH - Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế vừa công bố triển khai đề tài khoa học “Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống cây rau má tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền”. Đề tài được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 – 2024 – một tin báo chí cho biết điều này, nhưng không cho biết số tiền cho việc nghiên cứu là bao nhiêu.

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống cây rau má

Rau má được trồng nhiều ở Quảng Điền

Cây rau má trồng ở Quảng Thọ đã nổi tiếng từ nhiều năm nay. Hiện nay ở Quảng Thọ có khoảng 42ha rau má. Quy trình trồng rau má Quảng Thọ đã đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm trà rau má Quảng Thọ đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể về quyền sở hữu.

Cũng thông tin báo chí nói trên cho biết, nghiên cứu gồm nhiều nội dung, trong đó có nghiên cứu các tiêu chí phân biệt giống rau má Quảng Thọ với các giống rau má khác; nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch cây rau má Quảng Thọ bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật; nghiên cứu quy trình trồng và chăm sóc cây rau má hướng đến tiêu chuẩn rau hữu cơ. Đồng thời sẽ có các hội thảo, tập huấn và chuyển giao.

Rau má là một cây hoang dại, dễ nảy mầm và phát triển. Khi phát triển nó thành những ruộng rau, kiểu như ở Quảng Thọ thì điều kiện sinh tồn và phát triển của cây rau má đã khác. Có thể hiểu là từ một cây hoang dại, nảy mầm và sống rải rác, giờ nó buộc phải phát triển như một giống cây sản xuất theo lối “công nghiệp”. Vì môi trường đã khác nên cách chăm sóc cũng phải khác.

Nghiên cứu để hiểu thêm về nó và phát triển nó thành một sản phẩm nông nghiệp có lợi thế là điều cần thiết.

Người viết bài này có mấy ý kiến về mục tiêu nghiên cứu đề tài nêu trên. Thứ nhất, cây rau má đã tồn tại và phát triển ở Quảng Thọ từ lâu. Quy trình sản xuất cũng đã được đúc kết (ở một mức độ nào đó). Tức là đề tài nghiên cứu trên cái nền tảng đã có chứ không phải “sáng tạo mới” hoàn toàn. Cho nên về mặt kinh phí cần phải xem xét kỹ cho phù hợp để tiết kiệm chi phí của Nhà nước.

Thứ hai, không cần phân biệt cây rau má Quảng Thọ với những cây rau má ở nơi khác làm gì. Bởi chúng ta đều biết, cũng là một giống cây trồng ấy nhưng trồng ở những nơi khác nhau sẽ cho ra chất lượng khác nhau. Bởi cây trồng nó phụ thuộc quá nhiều yếu tố: chất đất, điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường, nguồn nước, cách thức chăm sóc… Nếu như trong quá trình nghiên cứu phát hiện và chỉ ra: cây rau má Quảng Thọ khác với cây rau má ở các nơi khác (hơn hoặc thua về chất lượng, ở đây giả sử như thua về chất lượng) đối với cây rau má ở những nơi khác thì cần thiết phải thực hiện một động tác tiếp theo - đưa cây rau má ở những nơi khác về trồng ở Quảng Thọ. Trồng xong rồi phải nghiên cứu đánh giá lại. Làm như vậy mới có ý nghĩa về mặt khoa học. Đến đây thì chúng ta thấy “độ phức tạp” của đề tài nghiên cứu. Cho nên theo người viết, chỉ cần khoanh vùng nghiên cứu về cây rau má được trồng ở Quảng Thọ thôi. Trong điều kiện chẳng mấy đề tài nghiên cứu khoa học của chúng ta thương mại hóa được thì cũng nên “liệu cơm gắp mắm” để tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước. Cho đến khi nào các đơn vị nghiên cứu khoa học tự tin bỏ tiền lưng ra nghiên cứu thì đó là một việc khác.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu khoa học phải chỉ ra cho được quy trình nhân giống (theo đề tài là nuôi cấy mô) có lợi hơn so với việc nhân giống bình thường hay không? Nhà nghiên cứu phải tiên lượng được là nó hơn, nếu không việc nghiên cứu cũng chẳng giúp ích gì!? Quy trình sản xuất cũng vậy, phải chỉ ra cho được một quy trình sản xuất chất lượng tốt hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn. Ví dụ như quy trình sản xuất. Rau má Quảng Thọ đã đạt quy trình sản xuất VietGAP, nên phải là một chuẩn cao hơn, chẳng hạn như Globalgap để còn hướng đến xuất khẩu nó mới có ý nghĩa.

Thứ tư là việc chuyển giao khoa học công nghệ. Bản tin nói trên cho biết, kết quả của đề tài sẽ được chuyển giao cho nhiều nơi khác, trong đó có các tỉnh ở miền Trung. Đến đây thì nó liên quan đến chuyện quyền sở hữu đề tài. Chuyển giao đề tài có một phần là hoạt động kinh tế. Nếu hoạt động kinh tế này sinh lợi thì nhất thiết Nhà nước phải có một phần lợi trong đó, bởi vì Nhà nước là người tài trợ kinh phí. Kinh phí này nếu thu được sẽ tài trợ cho các đề tài nghiên cứu khoa học về sau.

Bài: LÊ NGUYÊN - Ảnh: HẢI TRIỀU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024

Sáng 21/11, lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) thông tin, đơn vị đang tiến hành trao giải và giấy chứng nhận cho 100 khách hàng tiêu biểu đã đạt các tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do đơn vị phát động.

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi

TIN MỚI

Return to top