ClockThứ Ba, 08/05/2018 08:39

Phân bón hữu cơ: Dồi dào, hiệu quả, nhưng chưa được quan tâm

TTH - Hội thảo “Phát triển nhân rộng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ (PBHC) và nông nghiệp hữu cơ” diễn ra sáng 7/5 đã chỉ ra những khó khăn trong quá trình đưa PBHC thay thế phân bón vô cơ.

Nông nghiệp hữu cơ - xu thế tất yếuĐầu tư xây dựng tổ hợp sản xuất, chế biến nông sản hữu cơHướng đến nông sản an toàn

 Giới thiệu các sản phẩm hữu cơ của Công ty Quế Lâm

Chưa tương xứng

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, việc lạm dụng phân bón vô cơ đang trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đất, làm suy giảm hệ thống vi sinh vật trong đất; tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn thực phẩm như: dư lượng kim loại nặng và nitrat trong sản phẩm nông nghiệp.

Để hạn chế những tác hại của phân hóa học đến con người và tự nhiên, việc đẩy mạnh ứng dụng PBHC vào sản xuất là giải pháp hiệu quả. Với nhiều đặc tính tốt cho cây trồng và hệ sinh thái đất, PBHC giúp cải thiện tính chất vật lý và tăng tỷ lệ cấu trúc của đất; chống rửa trôi xói mòn, tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất phát triển. 

Tuy nhiên thực tế việc ứng dụng và sản xuất PBHC vẫn rất hạn chế. Số liệu từ Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho thấy, tổng công suất của các cơ sở sản xuất PBHC chỉ đạt 1,2 triệu tấn/năm bằng gần 1/10 so với công suất sản xuất phân bón vô cơ.

Theo ông Nguyễn Hạc Thủy, Quyền Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, mỗi năm ngành nông nghiệp thải ra 40 triệu tấn rơm rạ; hơn 25 triệu tấn phân các loại, xác bã cá… rất giá trị để sản xuất chế biến PBHC. Tuy nhiên, hiện nay mới có 20% số chất thải này được sử dụng hiệu quả vào các mục đích như làm khí sinh học, phân bón…. Với lượng phế phẩm trên mỗi năm có thể sản xuất 7-8 triệu tấn PBHC theo mô hình hộ nông dân.

Các đại biểu tham dự đã chỉ rõ, thiếu các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích sản xuất và sử dụng PBHC chính là nguyên nhân dẫn tới sự mất cân đối trong việc sử dụng PBHC và vô cơ.

Theo TS. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, tháng 9/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP, bước đầu xác định sản xuất và sử dụng PBHC cơ là nội dung quan trọng để phát triển một nền nông nghiệp sạch và bền vững. Tuy nhiên, hiện hệ thống tiêu chuẩn về phân bón nói chung và PBHC nói riêng vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; chưa có quy chuẩn kỹ thuật nào trong lĩnh vực PBHC được xây dựng gây khó khăn cho nhà sản xuất, cơ quan quản lý và người tiêu dùng.

Liên kết “6 nhà”

Trên địa bàn Thừa Thiên Huế, việc đẩy mạnh sử dụng PBHC, xây dựng các mô hình trồng trọt hữu cơ đã được triển khai. Từ  89,1 ha trồng lúa, rau hữu cơ thực hiện tại 5 địa phương vào năm 2016, đến năm 2017 con số này đã nâng lên 343 ha được triển khai trên 11 địa phương với nhiều đơn vị tham gia liên kết tiêu thụ như: Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm (Quế Lâm); HTX NN hữu cơ Thanh Trà; HTX NN An Lỗ (Phong Điền).

Giám đốc HTX NN Phú Lương 1 (Phú Vang) Nguyễn Thụ chia sẻ, trong tổng số 366 ha lúa của HTX đến nay đã có gần 100 ha được quy hoạch đưa vào vùng nguyên liệu sản xuất lúa sạch theo quy trình hữu cơ, an toàn. Quá trình trồng, người dân tuân thủ các quy trình kỹ thuật quy định không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ đó, chất đất được cải tạo, tỷ lệ sâu bệnh gây hại giảm so với trồng lúa thông thường. Lúa sau thu hoạch được Công ty Quế Lâm thu mua với mức giá cao từ 15-20% so với thị trường nên hiệu quả trên một đơn vị diện tích tăng lên.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Chủ tịch Tập đoàn Con Cò Vàng, người dân vốn quen sản xuất, trồng trọt lệ thuộc vào phân bón hóa học và chưa có ý thức bảo vệ đất đai lâu dài bằng phương pháp canh tác hữu cơ. Thế nên, không thể một sớm một chiều chuyển đổi nhận thức người dân mà phải đi từng bước, tuyên truyền cho bà con hiểu tác dụng và sự cần thiết của loại phân bón này. Khi đã hiểu, họ sẽ chủ động chuyển sang dùng PBHC.

“Muốn làm được điều này ngoài đẩy mạnh liên kết 6 nhà: Nhà nông-Nhà nước-nhà đầu tư-nhà băng (ngân hàng)-nhà khoa học-nhà phân phối, cần có sự vào cuộc của truyền thông để đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Các địa phương cần xây dựng đề án “nhà nhà làm PBHC” tạo nên sự chuyển biến trong nhận thức và cách làm của người dân”, bà Thao tâm huyết.

Theo tổ chức Nông lương Quốc tế  (FAO), mỗi năm, nông dân đưa xuống đồng ruộng hàng trăm triệu tấn phân bón hóa học. Các công trình nghiên cứu của FAO khẳng định hiệu quả sử dụng phân bón vô cơ ở Việt Nam chỉ đạt 45 - 50%, phần còn lại tích tụ trong môi trường khiến đất bị suy thoái, bạc màu, tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước, tăng tỷ lệ sâu bệnh gây hại, giảm năng suất chất lượng nông sản.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
“Quản lý sinh cảnh bền vững”

Đó là chủ đề của hội thảo quốc tế "Quản lý sinh cảnh bền vững" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế tổ chức khai mạc ngày 2/12.

“Quản lý sinh cảnh bền vững”
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top