ClockThứ Ba, 22/08/2023 17:21

Phấn đấu thu hoạch lúa xong trước ngày 5/9

TTH.VN - Sáng 22/8, tại cuộc họp với các sở, ngành, địa phương về tình hình thu hoạch lúa vụ hè thu năm 2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chỉ đạo cần tăng cường cảnh báo thời tiết để nông dân chủ động thu hoạch lúa.

Lứa thanh trà “giảm nhựa” đầu tiên đến mùa thu hoạchLàm rõ hơn những thách thức và triển vọng để định hướng điều hànhPhơi lúa trên đường dễ gây tai nạn giao thông

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh kết luận cuộc họp 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, qua thực tế cho thấy, đã có một số trường hợp nông dân bị sét đánh trong lúc thu hoạch lúa, hoặc lúa bị nảy mầm do liên tục gặp mưa.

Để giúp cho nông dân chủ động trong việc ra đồng thu hoạch và phơi lúa, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh cần tăng cường và đẩy mạnh thông tin bằng nhiều hình thức thông qua hệ thống Hue-S, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, mạng xã hội, loa truyền thanh,... về tình hình thời tiết, cảnh báo giông, lốc, sét đánh theo từng khung giờ phù hợp để bà con nắm, tránh thiệt hại do thời tiết trong thời gian thu hoạch, phấn đấu đạt năng suất cao nhất.

Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn, đến nay, lúa đang giai đoạn chín - thu hoạch, trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch khoảng 7.000/25.294 ha. Năng suất khoảng 58,8 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha so với cùng kỳ.

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, dự báo trong tháng 9, khả năng có 2-3 đợt mưa lớn diện rộng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh yêu các địa phương tăng cường kiểm tra, đôn đốc các hợp tác xã nông nghiệp có kế hoạch tổ chức thu hoạch với phương châm lúa chín đến đâu thu hoạch đến đó, phấn đấu thu hoạch cơ bản xong trước ngày 5/9.

Đối với các diện tích lúa thu hoạch sau ngày 5/9 (khoảng 2.000ha), thường xuyên theo dõi diễn biến khí tượng thủy văn, xây dựng các phương án sẵn sàng, kịp thời hỗ trợ người dân thu hoạch trong trường hợp xảy ra mưa lũ sớm. Đồng thời, tranh thủ thu hoạch các loại rau màu ở các vùng thấp trũng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Các địa phương cũng cần có phương án sắp xếp, bố trí máy gặt hợp lý để thu hoạch lúa; chủ động huy động các lực lượng tại cơ sở sẵn sàng giúp người dân thu hoạch lúa kịp thời khi xảy ra thiên tai. 

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về tác hại của việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng để người dân biết và tự giác chấp hành. Tuyên truyền về phản ánh về tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng, đường giao thông trên ứng dụng Hue-S để có biện pháp xử lý, kịp thời.

L.THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin, cảnh báo thiên tai đến người dân bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Trong đó, ứng dụng Hue-S của Trung tâm Giám sát và Điều hành đô thị thông minh (IOC) và các nền tảng mạng xã hội đã phát huy hiệu quả, giúp người dân chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó kịp thời.

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S
Return to top