ClockThứ Ba, 05/04/2022 09:53

Phát triển các mô hình cây ăn quả

TTH - Cùng với việc phát triển và khẳng định thương hiệu chuối già lùn, huyện A Lưới đang mở rộng, phát triển các loại cây ăn quả. Ngành nông nghiệp huyện và các địa phương chú trọng ứng dụng công nghệ để mang lại hiệu quả.

6 tỷ đồng phát triển mô hình trồng cây sâm cau công nghệ caoNhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất hiệu quả

Nông dân A Lưới chăm sóc vườn cây ăn quả

Từ ngày chuyển đổi cây trồng trên diện tích gần 1.100m2, ông Nguyễn Dũng, người dân xã Hương Phong, huyện A Lưới khá phấn khởi với nhiều loại cây ăn quả trong vườn đầy triển vọng. “Ổi đã thu hoạch và kết quả tốt, mỗi cây sai quả mang lại đến vài trăm nghìn đồng. Cam, chanh cũng phát triển tốt”, ông Dũng nói.

Trước đây, nhắc đến cây ăn quả ở A Lưới, nhiều người chỉ nhớ đến chuối, hồng giòn. Tuy nhiên, hiện nay, A Lưới đang nỗ lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển cây ăn quả nhằm nâng cao hiệu quả canh tác là một trong số đó, đặc biệt là dựa vào đặc trưng khí hậu mát mẻ, rất thuận lợi cho nhiều loại cây ăn quả có giá trị.

Theo ông Văn Lập, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới, hiện nay huyện đã có quy hoạch vùng trồng cây ăn quả với diện tích khoảng 4.567ha, chủ yếu từ đất trồng cây lâu năm, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 triển khai như sau: trồng bơ, ổi và cây có múi tập trung với diện tích khoảng 100ha, tập trung ở các địa phương có diện tích cà phê để lại như: Quảng Nhâm, Hồng Thái, Hồng Bắc. Hồng Thủy, Hồng Vân, Sơn Thủy… Vùng trồng chuối tập trung với diện tích khoảng 440ha, giống chuối già lùn, trong đó trồng mới 200ha tập trung ở các xã Hồng Thái, Quảng Nhâm, Hồng Bắc, Hồng Kim, Hồng Thủy; đồng thời, sẽ tiếp tục duy trì, chăm sóc diện tích cây ăn quả trồng phân tán hiện có trên địa bàn huyện: cây vải 22,5ha; cây nhãn 20ha; bưởi 12,0ha; hồng giòn 2,2ha...

Ông Hồ Trọng Chăn, Chủ tịch UBND xã Quảng Nhâm cho biết, phát triển nông nghiệp, cây ăn quả cũng là hướng đi đầy triển vọng. Ngoài cây chuối, địa phương đang thực hiện trồng thêm ổi và bưởi da xanh, thực hiện theo mô hình vườn mẫu. Đồng thời, tiếp tục chọn những cây có hiệu quả để nhân rộng thêm trong thời gian tới.

Để phát triển diện tích cây ăn quả hướng đến đem lại hiệu quả kinh tế, lãnh đạo ngành nông nghiệp huyện A Lưới cho biết, địa phương sẽ chú trọng công tác đầu tư, thâm canh, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; xây dựng chuỗi liên kết, giữ vững và phát huy thương hiệu chuối già lùn A Lưới, các loại cây ăn quả và hỗ trợ tham gia các hội chợ để quảng bá sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm.

“Thời gian qua, huyện A Lưới có nhiều hợp tác phối hợp với các đơn vị, trường đại học, viện nghiên cứu nhằm tìm giải pháp hiệu quả hơn việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, phát triển các mô hình trong đó có cây ăn quả. Chúng tôi đặc biệt quan tâm xây dựng mô hình điểm, tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… cho người dân”, lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới khẳng định.

Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cũng đang nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến cho nông dân, cung cấp thông tin khoa học kỹ thuật nông nghiệp và tuyên truyền mô hình tiên tiến, vận động nông dân nhân rộng, đầu tư thâm canh. Đồng thời, chú trọng phối hợp với các phòng, ban, đơn vị chức năng và địa phương để xây dựng kế hoạch phòng bệnh cho cây trồng, hướng dẫn cho người dân với các mô hình mới.

Các địa phương cũng đang nỗ lực vừa vận động người dân chuyển đổi vườn tạp sang trồng cây ăn quả, giới thiệu các giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao gắn với hướng dẫn kỹ thuật cho người dân.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

TIN MỚI

Return to top