ClockThứ Hai, 07/11/2022 06:09

Phát triển nông nghiệp hữu cơ - xu thế tất yếu - Kỳ 1: Tạo đà từ hướng đi đúng

TTH - Sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) được xem là xu thế tất yếu trong bối cảnh yêu cầu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường ngày càng cao. Đây cũng là giải pháp phát triển, tái cơ cấu nông nghiệp gắn với thế mạnh về du lịch, dịch vụ của Thừa Thiên Huế.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Tìm hướng đi đúng để tạo đàXây dựng nền nông nghiệp tuần hoàn, có trách nhiệmTìm đầu ra cho nông sản hữu cơ, OCOPChuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và chuỗi giá trị nông sảnMở rộng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Từ chủ trương phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC), những chính sách quan tâm, hỗ trợ của tỉnh đã tạo điều kiện cho các mô hình sản xuất NNHC ngày càng lan tỏa, qua đó, tạo thêm hướng đi mới, hiệu quả cho người nông dân.

Rau sạch, rau hữu cơ - một trong những mô hình đang được nhiều người chọn lựa. Ảnh: HÀN ĐĂNG

Lan tỏa nông nghiệp “sạch”

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 500ha lúa, ngô, đậu tương… sản xuất hữu cơ theo chuỗi giá trị; 42 hộ dân và 2 hợp tác xã (HTX) đang hợp tác phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ an toàn sinh học, liên kết theo chuỗi giá trị với hơn 300 lợn nái, 6.000 con lợn thịt, 1.000 gia cầm/năm và 21 nhà lưới với tổng diện tích hơn 52.700m2. Trong đó, có 2 chứng nhận hữu cơ do NHONHO và FAO cấp cho Tập đoàn Quế Lâm (20ha) và HTX Nông nghiệp An Lỗ (21ha).

Có được kết quả trên, cần phải nhắc đến từ năm 2016, Tập đoàn Quế Lâm đầu tư nhiều dự án trong lĩnh vực hữu cơ tại Thừa Thiên Huế, như: hệ thống cửa hàng cung ứng sản phẩm nông sản hữu cơ (200 tỷ đồng); nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, dự án Tổ hợp chăn nuôi lợn an toàn sinh học 4F tại xã Phong Thu (Phong Điền) với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng; vùng sản xuất lúa hữu cơ và bao tiêu sản phẩm với diện tích 70ha tại HTX Nông nghiệp Phù Bài (Hương Thủy); mô hình hộ chăn nuôi an toàn sinh học 10-30 lợn thịt... tại nhiều địa phương, với mục tiêu hướng đến là xây dựng quy trình sản xuất khép kín từ phân bón, chế phẩm vi sinh đến các sản phẩm nông sản hữu cơ an toàn theo liên kết chuỗi.

Từ “bước đà” này, đã có một số mô hình sản xuất hữu cơ quy mô nông hộ, hợp tác xã trên một số cây trồng và chăn nuôi gia súc, gia cầm liên kết tiêu thụ với Tập đoàn Quế Lâm. Tiếp đến, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số tổ chức tham gia sản xuất NNHC, như: Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt (TP. Huế), HTX Nông nghiệp Xanh Narasa (TX. Hương Trà), HTX Nông nghiệp Mỹ Hải (huyện Phú Lộc)…

Mô hình rau hữu cơ đang giúp người nông dân tăng thu nhập

Mặt khác, hỗ trợ từ Dự án thích ứng & chống chịu với biến đổi khí hậu VIE/433 của Chính phủ Luxembourg đã hình thành nên các tổ, nhóm nông dân PGS (Participatory Guarantee System – chứng nhận hữu cơ theo Hệ thống cùng tham gia đảm bảo chất lượng) sản xuất nông sản hữu cơ liên kết nông hộ tại các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền, như: rau má hữu cơ Quảng Thọ; rau hữu cơ Quảng Thành, Mỹ Lợi; gà hữu cơ Quảng Phước, lúa hữu cơ Phú Mỹ, Lộc An; dầu lạc hữu cơ Mỹ Á…

Những quyết sách đúng

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra phương hướng phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó, chú trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản và ưu tiên phát triển sản xuất NNHC, nông nghiệp công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị, gắn với thị trường tiêu thụ, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tại Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND, Nghị quyết 30/2021/NQ-HĐND, HĐND tỉnh cũng đã dành ngân sách hỗ trợ sau đầu tư từ 15-20 tỷ đồng/năm giúp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, NNHC, đi cùng mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, từng bước khắc phục tình trạng quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định, dễ bị tổn thương do thiên tai, dịch bệnh.

Mô hình lợn an toàn sinh học 4F tại xã Phong Thu (Phong Điền)

Tiếp đó, sau khi ký kết hợp tác với Tập đoàn Quế Lâm để thúc đẩy phát triển NNHC giai đoạn 2019-2021, UBND tỉnh tiếp tục ký kết hợp tác với tập đoàn này cùng nội dung tương tự ở giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến 2030.

Trên cơ sở đó, Tập đoàn Quế Lâm đã ký kết hợp tác với 9 huyện, thị xã và TP. Huế phát triển thêm nhiều mô hình hữu cơ có liên kết doanh nghiệp. “Sau khi mở rộng địa giới hành chính, định hướng của thành phố là phát triển nông nghiệp xanh, bền vững. Trong đó, sản xuất NNHC, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp số… cần sự đồng thuận trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm nông sản sạch, cung cấp cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường”, ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND TP. Huế chia sẻ tại lễ ký kết với Tập đoàn Quế Lâm.

Và thực tế đã chứng minh, những động thái này đã góp phần quan trọng giúp sản xuất nông nghiệp của tỉnh định hình và có bước đi ổn định đối với một số cây trồng chủ lực như lúa cánh đồng mẫu, lúa hữu cơ (Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Thủy), một số loại rau màu (Quảng Điền, Nam Đông…), cây ăn quả (thanh trà, cam, dứa, chuối… ở Nam Đông, Phong Điền, Hương Thủy, TP. Huế, A Lưới)..., qua đó, tạo điều kiện cho các mô hình sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, được nhiều người đánh giá cao.

 Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG KHOA

(Còn nữa)

Kỳ 2: Hướng đi bền vững

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top