ClockThứ Sáu, 04/01/2019 06:30

Quảng Điền hướng đến nông sản sạch

TTH - Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất nông sản sạch, hữu cơ, VietGAP… là định hướng trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp của huyện Quảng Điền.

Phong Điền hướng đến sản xuất nông sản sạchMơ về nền nông nghiệp sạchSản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận sản xuấtXây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn: Sạch từ sản xuất đến bàn ăn

Rau sạch Quảng Điền được người dân lựa chọn

Lúa, rau VietGAP

Sau gần 5 năm triển khai sản xuất nông sản sạch, hữu cơ, theo hướng VietGap, đến nay, huyện Quảng Điền có diện tích cánh đồng mẫu lúa chất lượng trên 230 ha (trong tổng diện tích hai vụ toàn huyện gần 8.400 ha); trong đó diện tích hợp đồng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (hỗ trợ giống, kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ sản phẩm) có 155,5 ha.

Quá trình sản xuất cánh đồng lớn, ngành nông nghiệp huyện đã chuyển đổi nhiều giống lúa giá trị kinh tế thấp sang gieo cấy các giống có triển vọng như KH1, NA6, Hà Phát 3… Kết quả cho thấy năng suất và chất lượng, giá trị sản phẩm vượt trội; bình quân mỗi ha tăng 10-12 triệu đồng so với các giống Khang dân, TH5.

Định hướng năm 2019 và những năm tới, ngành nông nghiệp huyện liên kết với Tập đoàn Quế Lâm, Công ty CP Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh, Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh… tiếp tục nhân rộng các giống lúa hiệu quả; mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lúa, rau màu chất lượng cao, gắn với ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

Theo ông Lê Văn Thứ, Giám đốc HTX Nông nghiệp Đông Phú, một thời gian dài các giống lúa TH5, Khang Dân được xác định phù hợp với điều kiện ở địa phương nhưng hiện nay đã lạc hậu trước yêu cầu mới. HTX từng bước chuyển đổi các giống lúa giá trị kinh tế thấp sang giống chất lượng cao gắn với mô hình cánh đồng lớn theo hướng liên kết với các DN sản xuất theo chuỗi giá trị.

Giám đốc HTX Nông nghiệp Phú Thanh, ông Lê Thơm một thời lựa chọn cho địa phương gieo cấy các giống lúa Khang Dân và một số giống truyền thống; nay cũng đã thay đổi tư duy trong việc sản xuất cánh đồng lớn, gieo cấy giống lúa có giá trị kinh tế, theo hướng nông sản sạch.

Vụ lúa đông-xuân 2018-2019, dự kiến toàn HTX sẽ chuyển đổi sang gieo cấy giống lúa chất lượng cao với diện tích khoảng 40- 50 ha. Cùng với lúa, HTX tổ chức sản xuất rau theo hướng an toàn, VietGap gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2019, Quảng Điền tiếp tục xây dựng vùng trồng lúa hàng hóa, chất lượng theo hướng cánh đồng lớn với diện tích 300 ha, tập trung ở các xã Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Vinh, Quảng Phú, Quảng Lợi và thị trấn Sịa. Mỗi HTX hình thành ít nhất một cánh đồng lớn gắn với liên kết với các DN theo chuỗi giá trị. Các địa phương chuyển đổi các diện tích lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa canh khoảng 70-80 ha. Diện tích rau má chuyên canh theo hướng VietGap tăng lên 55ha (hiện có 40ha). Các vùng trồng rau tập trung theo hướng VietGap ở các xã Quảng Lợi, Quảng Thành, Quảng Thọ và thị trấn Sịa sẽ được đầu tư, hình thành với diện tích 100 ha.

Chăn nuôi trang trại, gia trại an toàn

Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ, ông Hoàng Công Phong cho rằng lợi thế của địa phương là chăn nuôi gia súc, gia cầm nhờ nguồn thức ăn tại chỗ khá dồi dào; trong đó chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại được chính quyền địa phương và nông dân hướng đến. Địa phương cử cán bộ phối hợp với các ban, ngành chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tạo ra nguồn nông sản sạch đáp ứng nhu cầu thị trường...

Ông Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cho biết: Huyện tranh thủ huy động và lồng ghép các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng vùng nuôi theo quy hoạch NTTS trên phá Tam Giang; trước mắt đầu tư hệ thống điện để tổ chức thâm canh, tăng năng suất; đầu tư hạ tầng đê bao cho một số mô hình NTTS phục vụ du lịch sinh thái, nuôi trồng dưới tán rừng ngập mặn tại xã Quảng Lợi, thị trấn Sịa…

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, ông Nguyễn Ngọc Tiến thông tin: Quá trình nuôi, ngành nông nghiệp huyện và các địa phương giám sát và kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, không để xảy ra trên địa bàn; xử lý nghiêm các trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô lớn gây ô nhiễm môi trường. Tại các địa phương như Quảng Thành, Quảng Công… sẽ được hỗ trợ xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

Đến cuối năm 2019, huyện Quảng Điền phấn đấu có khoảng 105 mô hình trang trại, duy trì ổn định mô hình gia trại, chủ yếu chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phấn đấu nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 45% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; 60% giá trị sản xuất đàn vật nuôi của các trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp, an toàn; tỷ lệ đàn nái ngoại, nái lai trên 80%, trên 90% đàn lợn nạc hóa và 80% đàn bò lai.

Riêng với nuôi trồng thủy sản (NTTS), không mở rộng diện tích mà tập trung nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm và hướng đến mô hình nuôi an toàn VietGap. Các đồng ruộng mơn sâu, nhiễm mặn tại hai xã Quảng Phước, Quảng Công sẽ chuyển đổi sang NTTS. Khoảng 150 ha chân ruộng trũng, sản xuất lúa kém hiệu quả tại các xã Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Phước sẽ chuyển sang nuôi cá. Đối với nuôi cá lồng trên sông, phá Tam Giang được nâng lên 1.500 lồng. Quảng Điền sẽ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ương giống cá chẽm, tôm sú, cá dìa, cua phục vụ sản xuất tại chỗ…

Bài, ảnh: Hoàng Triều

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt tình và trách nhiệm

Hơn 8 năm đảm nhiệm cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) xã Quảng Vinh (Quảng Điền), ông Hồ Duy Nhất luôn nhiệt tình, trách nhiệm, khắc phục khó khăn, nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhiều năm liền, Ban CHQS xã Quảng Vinh và cá nhân ông được các cấp khen thưởng.

Nhiệt tình và trách nhiệm
Kịp thời cứu 3 người bị đuối nước

Ngày 21/11, Thượng tá Lê Thị Hồng Nhung, Trưởng Công an huyện Quảng Điền cho biết, lực lượng Công an huyện đã kịp thời ứng cứu 3 người trong 1 gia đình bị đuối nước tại xã Quảng Vinh.

Kịp thời cứu 3 người bị đuối nước
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Return to top