ClockThứ Ba, 27/08/2019 13:15

Sản phẩm làng nghề: Tiêu thụ gắn với phát triển du lịch

TTH - Hàng nông sản phong phú, dồi dào; sản phẩm đặc trưng riêng có từ các làng nghề truyền thống và nhiều tiềm năng về du lịch, huyện Phong Điền có lợi thế lớn trong phát triển sản xuất nông nghiệp nếu kết nối được các tour du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái với các làng nghề truyền thống.

Trải nghiệm cùng đặc sản HuếKết nối tiêu thụ nông sản và sản phẩm làng nghề Quảng ĐiềnKhoảng 300 gian hàng tham gia triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, làng nghề

Dầu tràm Linh Đan (Phong Điền) được thị trường đón nhận

Từ sản phẩm địa phương

Bà Nguyễn Thị Nhã Phương, chủ cơ sở sản xuất mì sợi sấy khô Mạnh Cường (Phong Hiền, Phong Điền) cho biết, gia đình bà đã làm nghề trên 70 năm. Sản phẩm chủ yếu là mì sợi làm bằng bột mỳ sấy khô. Tuy nhiên, thị trường cho sản phẩm chỉ quanh quẩn trong địa bàn tỉnh. Bà Phương dự định sẽ mở rộng sản xuất trên diện khu đất 1.000m2 và sản xuất thêm các sản phẩm như: mì rau, củ, quả, mì trứng…

Nước cốt, kẹo hoa Atiso của cơ sở sản xuất ông Lê Văn Thạch (Phong An, Phong Điền) là sản phẩm mới của Phong Điền.  Ông Thạch, chủ cơ sở sản xuất cho hay, mặc dù là sản phẩm mới của địa phương, nhưng với khách hàng thì sản phẩm này không xa lạ. Thông qua mạng xã hội, sản phẩm của ông được khách hàng nhiều nơi trong cả nước biết đến.

Đến nay, nông sản và sản phẩm làng nghề ở Phong Điền có nhiều mặt hàng đặc trưng như gạo, lạc hữu cơ, gạo chất lượng cao ở Phong Hiền, Phong Sơn; các loại rau màu cao cấp sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở các xã vùng Ngũ Điền; các loại cây có múi như Thanh Trà, bưởi da xanh chủ yếu ở các xã Phong Thu, Phong Xuân, thị trấn Phong Điền.

Nhiều sản phẩm được chế biến từ nông sản như tương măng Phong Mỹ, ớt bột Điền Hải, ném, dưa hấu Điền Môn, tinh bột nghệ Điền Lộc, Phong Hải; mắm, nước mắm các loại ở vùng ven biển đầm phá với độ đạm cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các loại tinh dầu tràm, dầu sả, dầu lạc đang là các sản phẩm được thị trường ưa chuộng, cùng với các làng nghề mộc, điều khắc Mỹ Xuyên, đệm bàng Phò Trạch, gốm Phước Tích, nón lá Thanh Tân, lưới Vân Trình, mai vàng Thế Chí Tây…

Gắn với phát triển du lịch

Tại hội nghị xúc tiến kết nối doanh nghiệp (DN), nhà phân phối để tiêu thụ nông sản, sản phẩm làng nghề vừa được huyện Phong Điền phối hợp với Sở Công thương tổ chức đầu tháng 8 vừa qua, Phong Điền được đánh giá là địa phương có các điểm đến hấp dẫn như khu du lịch nghỉ dưỡng nước nóng Thanh Tân, du lịch sinh thái thượng nguồn sông Ô Lâu, A Đon, Khe Me, làng cổ Phước Tích, làng điêu khắc Mỹ Xuyên, làng đệm bàng Phò Trạch, bãi biển Điền Lộc…

Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền thông tin, thời gian qua, huyện đã tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa để các cơ sở sản xuất có cơ hội tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ để các cơ sở sản xuất có cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình; tranh thủ nguồn lực hỗ trợ các cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm (đầu tư máy móc thiết bị, nhãn mác, bao bì, kiểm định, công bố chất lượng…).

Tuy nhiên, việc tiêu thụ nông sản, sản phẩm làng nghề chủ yếu là tự phát nhỏ lẻ, do người nông dân tự lo, tái diễn tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa nên thu nhập của người nông dân chưa cao. Một số nông sản, sản phẩm làng nghề chưa được quảng bá, biết đến rộng rãi. Một số nơi thường xuyên tiêu thụ với số lượng lớn, như các trường học bán trú, các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể… chưa được khai thác.

Theo ông Hùng, các cơ sở sản xuất cần tích cực, chủ động hơn nữa trong sản xuất, quảng bá, tìm kiếm thị trường, mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, thường xuyên đổi mới mẫu mã, bao bì sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường…

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo
Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC

Tinh dầu tràm Huế - Tiền Phong, một sản phẩm mới chất lượng của Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong (Công ty Tiền Phong) vừa mới sản xuất thành công từ dự án khoa học công nghệ được UBND tỉnh giao cho đơn vị. Loại tinh dầu này được đánh giá không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe, mà còn tôn vinh giá trị văn hóa và thiên nhiên của vùng đất Cố đô.

Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới
Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo triển lãm tại ngày hội Techfest

Ngày 12/9, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức khai mạc triển lãm, giới thiệu thiết bị công nghệ, sản phẩm KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST), sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo (KNST), sản phẩm chủ lực của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo triển lãm tại ngày hội Techfest

TIN MỚI

Return to top