ClockThứ Sáu, 05/07/2019 21:44

Kết nối tiêu thụ nông sản và sản phẩm làng nghề Quảng Điền

TTH.VN - Đó là nội dung hội nghị được huyện Quảng Điền và Sở Công thương tổ chức trong ngày 5/7.

Sẵn sàng cho hội chợ sản phẩm nông nghiệp đầu tiên ở Huế“Liều”... khởi nghiệpChính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệpGỡ nút thắt trong nông nghiệp

Khó đầu ra

Quảng Điền có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, vùng chuyên canh cây trồng hình thành từ lâu đời là cơ sở phát triển nhiều nông sản, đặc sản, sản phẩm làng nghề có giá trị cao, mang nét đặc trưng với các địa phương khác.

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Quảng Điền đã tranh thủ các nguồn lực và ưu tiên đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giá trị nông sản. Các cơ sở sản xuất nông sản, các làng nghề trên địa bàn huyện cũng từng bước đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, tìm kiếm thị trường, xây dựng nhãn hiệu, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm.

Một số nông sản, sản phẩm làng nghề có năng suất, chất lượng, giá thành phù hợp, có thể kể đến như: gạo chất lượng cao, gạo hữu cơ ở Quảng Thọ, Quảng Vinh; rau sạch, củ, quả VietGAP các loại; các loại cá nước lợ đặc trưng vùng đầm phá….

 Ký kết hợp tác giữa các cơ sở sản xuất và siêu thị

Ngoài ra, với diện tích vùng trang trại tương đối lớn, đây là vùng có thế mạnh trong sản xuất các nông sản có giá trị như: gà, trứng gà, lợn, …  

Thời gian qua, huyện đã tạo điều kiện, hỗ trợ để các cơ sở sản xuất có cơ hội tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm; tranh thủ nguồn lực hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm (đầu tư máy móc thiết bị, nhãn mác, bao bì, kiểm định, công bố chất lượng, …). Nhờ vậy, một số thương hiệu nông sản, sản phẩm làng nghề của huyện được nhiều người biết đến như: trà rau má Quảng Thọ, mây tre đan Bao La, mây tre đan Thủy Lập, nước mắm Quảng Công-Quảng Ngạn, rau sạch Quảng Thành, trứng gà Thiện Chương, ….

Tuy vậy, theo ông Trương Duy Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền, việc tiêu thụ các nông sản, sản phẩm làng nghề chủ yếu vẫn tự phát nhỏ lẻ, do người nông dân tự lo nên tình trạng tư thương ép giá, “được mùa mất giá, được giá mất mùa” diễn ra thường xuyên diễn ra. Một số nông sản, sản phẩm làng nghề chưa được quảng bá, sử dụng rộng rãi trên địa bàn huyện. Một số đối tượng tiêu thụ nông sản với số lượng lớn (như các trường học bán trú, các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể, …) chưa được khai thác hiệu quả. Một số nông sản, sản phẩm làng nghề có đặc trưng riêng, có chất lượng cao chưa được phát huy để nâng tầm thành đặc sản phục vụ du lịch, quà tặng.

Bà Hồ Thị Giang, chủ cơ sở nước mắm Bà Giang, xã Quảng Công chia sẻ, ngoài thị trường tiêu thụ, sản phẩm nước mắm truyền thống vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, quy mô sản xuất không còn đáp ứng nhu cầu phát triển, thiếu quỹ đất để phát triển sản xuất. Hiện, sản phẩm nước mắm truyền thống có giá cao hơn so với nước mắm công nghiệp nên khó cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, sản phẩm nước mắm của cơ sở chỉ có nhãn hiệu chứ chưa có thương hiệu cần sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, chưa thể đưa vào các kênh phân phối lớn.

Phát triển sản phẩm an toàn, bền vững

Tại hội nghị, nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn về thị trường, quảng bá thương hiệu… được các cơ sở sản xuất, tiêu thụ, và cơ quan quản lý chỉ rõ. Theo đó, một trong số đó là do người sản xuất vẫn thiếu tính chủ động trong việc tìm thị trường tiêu thụ, quảng bá, tiếp thị sản phẩm; chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, …

Cơ quan quản lý Nhà nước các cấp chưa có các chính sách mang tính đột phá để hỗ trợ trong khâu tiêu thụ nông sản…, nhất là khâu quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu còn nhiều hạn chế, chưa được tổ chức thường xuyên. Nhiều kênh phân phối đòi hỏi nhiều thủ tục giấy tờ phức tạp, trong khi sức mua tại các siêu thị thấp, phí chiết khấu cho siêu thị còn khá cao nên người dân, đơn vị sản xuất vẫn chưa mặn mà.

 Sản phẩm chủ lực HTX Quảng Thọ 1

Theo như kinh nghiệm của một số đơn vị, doanh nghiệp đã đưa sản phẩm vào siêu thị, khi đến làm việc với các siêu thị, cơ sở sản xuất cần có sự chuẩn bị chu đáo về cách trình bày sản phẩm của mình và chú ý các yêu cầu hàng đầu của các siêu thị như: nguồn hàng chính hãng, phải rõ nguồn gốc xuất xứ; đầy đủ hóa đơn VAT; chiết khấu sản phẩm cao; hàng hóa đem vào siêu thị được bán theo kiểu ký gửi; phải chấp nhận thanh toán chậm. Ngoài ra, sản phẩm cần đáp ứng đủ nhu cầu về các giấy tờ pháp lý như: đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; có quy trình sản xuất, kế hoạch kiểm soát chất lượng và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý.

“Tuy nhiên, chừng đó thôi chưa đủ”, bà Võ Thị Thu Thủy, Giám đốc Siêu thị BigC Huế khẳng định, để đưa các mặt hàng nông sản vào siêu thị đã khó nhưng để duy trì tạo được niềm tin khách hàng, tạo ra doanh số bán hàng cao càng khó hơn. Để sản phẩm có sức hút, ngoài đảm bảo các tiêu chí chất lượng, nguồn gốc… cơ sở sản xuất cần gây dựng được thương hiệu trên thị trường, phát triển sản phẩm uy tín, chất lượng, phát triển bền vững như vậy mới mang lại hiệu quả lâu dài.

Ông Phan Hùng Sơn, Phó Giám đốc Sở Công thương kỳ vọng, với việc thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản theo hướng bền vững; đẩy mạnh xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, nhất là xây dựng và phát triển các chuỗi sản xuất có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… các mặt hàng nông sản và sản phẩm làng nghề của huyện Quảng Điền sẽ tìm được thị trường tiêu thụ ổn định.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt tình và trách nhiệm

Hơn 8 năm đảm nhiệm cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) xã Quảng Vinh (Quảng Điền), ông Hồ Duy Nhất luôn nhiệt tình, trách nhiệm, khắc phục khó khăn, nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhiều năm liền, Ban CHQS xã Quảng Vinh và cá nhân ông được các cấp khen thưởng.

Nhiệt tình và trách nhiệm
Kịp thời cứu 3 người bị đuối nước

Ngày 21/11, Thượng tá Lê Thị Hồng Nhung, Trưởng Công an huyện Quảng Điền cho biết, lực lượng Công an huyện đã kịp thời ứng cứu 3 người trong 1 gia đình bị đuối nước tại xã Quảng Vinh.

Kịp thời cứu 3 người bị đuối nước
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top