ClockChủ Nhật, 28/02/2021 15:48

Sản xuất nông nghiệp, thủy sản giữ được đà phục hồi

Tổng cục Thống kê cho biết sản xuất nông, thủy sản tháng 2/2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi nên giữ được đà phục hồi. Riêng sản xuất lâm nghiệp chưa đạt được mức phát triển như mong muốn.

Nâng cao giá trị gia tăng cho ngành lúa gạoKinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Sẽ mang lại hiệu quả tốt hơnNông nghiệp vượt qua "nguy cơ kép" hướng đến thị trường mớiMang nông nghiệp hữu cơ lên vùng caoChuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại A LướiTập trung hỗ trợ các sản phẩm làng nghề và OCOPCơ cấu kinh tế ngành và nội ngành chuyển biến tích cực

Theo đó, chăn nuôi phát triển tốt, cung ứng đủ sản phẩm chăn nuôi trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu. Dịch tả lợn châu Phi đã cơ bản được kiểm soát nên đàn lợn tiếp tục đà hồi phục. Sản xuất thủy sản phát triển ổn định, giá tôm đang ở mức cao do nhu cầu của ngành chế biến; khai thác biển được khởi động lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Về nông nghiệp tính đến trung tuần tháng 2, cả nước gieo cấy được 2.606,1 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 95,9% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía bắc gieo cấy 710,5 nghìn ha, bằng 88,2%; các địa phương phía nam gieo cấy 1.895,6 nghìn ha, bằng 99,1%; riêng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy đạt 1.511,5 nghìn ha, bằng 98% cùng kỳ.

Trong tháng 2, chăn nuôi trâu, bò nhìn chung ổn định; dịch tả lợn châu Phi tiếp tục được kiểm soát nên chỉ còn phát sinh những ổ dịch nhỏ lẻ; chăn nuôi gia cầm phát triển tốt.

Ước tính trong tháng, số bò cả nước tăng 2,2% so với cùng thời điểm năm trước.

Trong tháng 2, sản lượng thủy sản ước đạt 573,8 nghìn tấn, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, sản lượng thủy sản ước đạt 1.141,4 nghìn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm sản lượng nuôi trồng đạt 600,5 nghìn tấn, tăng 2,5%; sản lượng khai thác đạt 540,9 nghìn tấn, tăng 0,5% (sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 512,7 nghìn tấn, tăng 0,5%).

Trong khi sản xuất nông nghiệp và thủy sản dù chịu ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 đã giữ được đà phục hồi thì lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp chưa đạt được sự phát triển như mong muốn.

Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 2, diện tích rừng trồng mới tập trung của cả nước ước đạt 8,9 nghìn ha, giảm 1,1% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 15,8 nghìn ha, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 10,7 triệu cây, tăng 4,9%. Sản lượng gỗ khai thác đạt 1,85 triệu m3, tăng 3,5%.

Tuy nhiên, trong tháng 2 (tính từ 1 đến 15/2), diện tích rừng bị thiệt hại là 73,20 ha. Tính chung 2 tháng đầu năm, cả nước có 200,8 ha rừng bị thiệt hại, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 82,9 ha, giảm 9,9% (cùng kỳ năm trước là 92 ha); diện tích rừng bị chặt phá là 117,9 ha, tăng 15,6 %.

Theo baochinhphu.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top