ClockThứ Sáu, 07/08/2020 14:26

Tạo mô hình, tăng thu nhập cho người nông dân

TTH - Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của hội viên nông dân (HVND) từng bước được nâng cao, tăng thu nhập. Nhiều nông dân đã vươn lên làm giàu từ những mô hình hiệu quả, trở thành gương điển hình.

Công nghệ nông nghiệp hứa hẹn tiềm năng đột phá cho nông dân Đông Nam ÁGiải pháp hạn chế bụi cho người dân thôn Sơn Quả

Quỹ hỗ trợ nông dân giúp nông dân thôn Buồng Tằm, xã Dương Hòa, TX. Hương Thủy đầu tư hệ thống tưới tự động cho thanh trà

Từ những mô hình

Tháng 2/2020, từ nguồn Quỹ HTND, anh Võ Trần Tuấn Kiệt (trú Tổ 10, khu vực Lương Quán, phường Thủy Biều, TP. Huế) được vay 100 triệu đồng để đầu tư mở rộng, phát triển vườn thanh trà. Từ nguồn vốn này, anh Kiệt đầu tư hệ thống nước tưới tự động với các béc phun, tưới từ ngọn và mở rộng diện tích vườn, mua thêm phân bón cải tạo vườn.

“Thanh trà Thủy Biều nổi tiếng thơm ngon nhưng nhiều năm nay, các vườn cây cũng đã bắt đầu lão hóa. Để tái tạo vườn, trồng mới diện tích thanh trà, cũng như mua sắm trang thiết bị, hệ thống tưới khoa học, nông dân rất cần vốn để đầu tư. Nhờ nguồn vốn từ Quỹ HTND mà gia đình đã cải tạo được vườn thanh trà, cho năng suất cao”, anh Kiệt cho biết.

Với nguồn kinh phí có được, gia đình anh Kiệt tiếp tục phát triển đàn gà thịt gần 100 con ngay trong vườn thanh trà. Thời tiết thuận lợi cùng với sự đầu tư chăm sóc, năm nay vườn thanh trà của gia đình anh rất sai quả, chất lượng quả hơn hẳn các năm.

Nhiều năm nay, thanh trà Dương Hòa (Hương Thủy) cũng đã được biết đến nhiều trên thị trường nhờ vào việc quy hoạch và đầu tư bài bản, nâng cao chất lượng sản phẩm của địa phương cũng như nhiều hộ nông dân. Vườn thanh trà xanh tốt, sai trĩu quả của các HVND ở xã Dương Hòa cũng là một trong những dự án (DA) đầu tư hiệu quả từ nguồn Quỹ HTND.

DA với 12 hộ vay, để đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt (tưới từ ngọn) cho cây thanh trà. Đến nay, các hộ dân đã phát triển được diện tích vườn thanh trà của mình và cho thu nhập ổn định. Đặc biệt năng suất, chất lượng quả thanh trà ngày một nâng lên rõ rệt.

Tại xã Vinh Mỹ (Phú Lộc), từ nguồn Quỹ HTND, Hội Nông dân tỉnh cũng đã giải ngân 400 triệu đồng cho 7 hộ vay, để phát triển mô hình nuôi cá lóc đầu nhím. Qua kiểm tra, DA hiện đang phát triển tốt, các hộ vay tăng thêm thu nhập từ 30- 40 triệu đồng/năm.

Ngoài mô hình nuôi cá lóc đầu nhím, Hội Nông dân tỉnh giải ngân thêm 500 triệu đồng, phát triển mô hình nuôi cá chình thương phẩm, giải quyết công ăn việc làm cho 10 lao động trên địa bàn xã.

Tiếp tục “đồng hành”

Đầu năm 2020, Quỹ HTND tỉnh được cấp ngân sách 2 tỷ đồng và có 6/9 huyện, thị xã được cấp với số tiền 800 triệu đồng, nâng tổng số vốn hiện nay đang quản lý lên gần 31 tỷ đồng.

Ông Phan Xuân Nam, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Giám đốc Quỹ HTND đánh giá, từ nguồn vốn này, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai 84 DA, cho 675 hộ HVND vay vốn đầu tư, phát triển sản xuất. Đa số các mô hình sản xuất của hội viên đạt kết quả khả quan, giúp cải thiện thu nhập, vươn lên làm giàu.

Theo Hội Nông dân tỉnh, đối với chương trình phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến hết tháng 4/2020, hội nông dân các cấp hiện đang quản lý 725 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng số tiền 823,9 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ nợ quá hạn đạt thấp, chỉ 0,04%.

Chương trình thỏa thuận liên ngành với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 164 tổ vay vốn, với tổng số tiền 183,4 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn 0,21%. Các địa phương đã thực hiện tốt và đúng chức năng ủy thác, ủy nhiệm, thực hiện đúng các quy định đã cam kết với ngân hàng. Nhiều hộ vay đã phát huy được hiệu quả nguồn vốn, vươn lên làm giàu, trở thành nông dân SXKD giỏi.

Ông Phan Xuân Nam cho rằng, mục đích của Quỹ HTND là xây dựng các mô hình. Và cũng chính từ các mô hình này, ngoài phát triển kinh tế, để các cấp hội nâng cao thông tin tuyên truyền đến bà con nông dân. Thành công và hiệu quả từ việc cho vay vốn từ Quỹ HTND góp phần tuyên truyền đến HVND các mô hình hay, mô hình có hiệu quả để nhân rộng, góp phần tích cực, giúp hội viên gắn bó hơn với tổ chức hội.

Khó khăn hiện nay là việc giới hạn về nguồn quỹ. Thực tế, nhu cầu về vốn của người nông dân vẫn còn quá lớn. Đặc biệt là các hộ làm trang trại, các hộ chăn nuôi cần số tiền lớn hơn, mới có thể phát triển tốt sản xuất. Đó là chưa kể đến thời hạn cho vay ngắn, bà con nông dân rất khó quay vòng vốn. Cùng với đó là ảnh hưởng từ dịch COVID-19, khiến nhiều DA gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, bà con khó trả nợ gốc đúng hạn.

Theo Hội Nông dân tỉnh, 6 tháng đầu năm 2020, Ban Thường vụ, Ban Điều hành quỹ HTND tỉnh đã tổ chức 2 cuộc kiểm tra chuyên đề tại 3 huyện, thị xã với 15 cơ sở và 9 tổ tiết kiệm vay vốn. Qua kiểm tra, các địa phương đã thực hiện nghiêm túc, đúng điều lệ, công tác xây dựng và quản lý quỹ đạt kết quả tốt.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

TIN MỚI

Return to top