ClockThứ Tư, 05/01/2022 13:19

Tay trắng làm nên mô hình trang trại

TTH - Chịu thương, chịu khó, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, chị Nguyễn Thị Sương, ở xã Lộc Hòa (Phú Lộc) đã xây dựng thành công trang trại tổng hợp chăn nuôi và trồng trọt từ hai bàn tay trắng. Chị là tấm gương phụ nữ điển hình trong làm kinh tế giỏi ở địa phương.

Phát triển chăn nuôi tập trung, theo hướng công nghiệpAn cư, lạc nghiệp trên vùng cát nội đồngCựu chiến binh liên kết, giúp nhau cải thiện cuộc sống

Chị Nguyễn Thị Sương từ tay trắng làm nên mô hình trang trại cho thu nhập cao

Cách đây mấy năm, gia đình chị Nguyễn Thị Sương có hoàn cảnh rất khó khăn, chồng tàn tật không thể bươn chải làm ăn như mọi người. Anh gắn bó với công việc thợ cắt tóc ngày có, ngày không. Cùng với việc nuôi dạy con nhỏ, vợ chồng chị Sương gặp không ít khó khăn trong cuộc sống khi mới ra riêng. Không nản chí và chùn bước trước nghịch cảnh, chị Sương bàn bạc với chồng tìm hướng làm ăn phù hợp. Tận dụng vườn tược rộng rãi, hai vợ chồng chị quyết định thành lập mô hình trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp, vừa tránh lãng phí đất đai vừa phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

Sau khi lập kế hoạch, quy hoạch vùng sản xuất, chị Sương nhận được sự động viên kịp thời của Hội LHPN xã Lộc Hòa, được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh và tập huấn các quy trình trồng trọt, chăn nuôi... Có nguồn vốn và kiến thức ban đầu, chị mạnh dạn đầu tư vào xây chuồng chăn nuôi lợn, gà, vịt, mấy năm đầu cho thu nhập ổn định. Thấy được tiềm năng sẵn có của vùng đất gò đồi, vợ chồng chị quyết định mở rộng quy mô sản xuất, phát triển đàn lợn, nuôi lợn nái 10 con, lợn thịt 60 con, mỗi năm thu nhập khoảng 200 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng khoảng 80-100 triệu đồng/năm.

Kết hợp với chăn nuôi, tận dụng diện tích đất đai rộng rãi, chị Sương trồng thêm vườn cây ăn trái với đầy đủ các loại như cam, quýt, ổi… tăng thêm nguồn thu cho gia đình.

Chị Nguyễn Thị Sương chia sẻ, đến bây giờ gia đình chị vẫn không thể ngờ có thể xây dựng thành công mô hình trang trại này. Ra ở riêng, hai vợ chồng chỉ hai bàn tay trắng, bắt tay vào làm kinh tế ban đầu cũng chỉ chăn nuôi, trồng trọt nhỏ lẻ, rồi tích lũy dần để tái đầu tư, đến hôm nay mới phát triển thành trang trại. Tổng thu nhập từ chăn nuôi và trồng trọt mỗi năm đem lại cho gia đình từ 350 - 400 triệu đồng, giúp chị có của ăn, của để...

Với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi trong việc xây dựng phát triển kinh tế gia đình, chị Sương còn học hỏi thêm kinh nghiệm làm ăn, tiếp thu khoa học kỹ thuật, mở rộng mô hình sản xuất, tăng số lượng đàn bò, lợn, gà, vịt để nâng cao hiệu quả kinh tế. Chị tích cực vận động và giúp đỡ bà con trong thôn mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chú trọng phòng ngừa dịch bệnh, phát triển trồng rừng, xây dựng thêm mô hình trồng tiêu để góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Chủ tịch Hội LHPN xã Lộc Hòa, bà Huỳnh Thị Hạnh cho biết, hoàn cảnh của chị Sương trước đây rất khó khăn, Hội LHPN xã đã tạo điều kiện về nguồn vốn vay ưu đãi ban đầu 50 triệu đồng cho gia đình chị khởi nghiệp; đồng thời hỗ trợ vốn vay 20 triệu đồng đầu tư hệ thống nước sạch phục vụ sản xuất. Sau khi thành đạt, vươn lên khá giả, chị đã hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hoàn cảnh chị em gặp khó khăn trên địa bàn xây dựng mô hình kinh tế như gia đình chị.

Theo chị Nguyễn Thị Sương, qua năm mới, gia đình chị sẽ mở rộng thêm diện tích cây ăn quả và đầu tư kinh doanh dịch vụ cung ứng thức ăn chăn nuôi, cung cấp gà giống, lợn giống... để vừa chủ động phát triển sản xuất, vừa đáp ứng nhu cầu ở địa phương.

Ngoài nỗ lực sản xuất, bản thân chị Sương cùng với chi hội phụ nữ thôn còn đảm nhận tuyến đường phụ nữ tự quản dài hơn 600m, thường xuyên vệ sinh môi trường hàng tháng tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Đồng thời, chị tích cực tham gia các phong trào của Hội LHPN xã phát động, nhất là phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, vận động xây dựng quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn...

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới
Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn TX. Hương Thủy đã thay đổi tư duy canh tác khi mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng sen; trong đó, mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ đã cho thấy hiệu quả khi giúp nông dân mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.

Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ
Không để lợi dụng làm trang trại, “rút ruột” rú cát

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền Lê Ngọc Bảo về việc vừa phát hiện một hộ dân có dấu hiệu lợi dụng làm trang trại trên rú cát xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền) để tập kết cát và đưa cát trắng ra khỏi trang trại.

Không để lợi dụng làm trang trại, “rút ruột” rú cát
Return to top