ClockThứ Sáu, 20/01/2023 06:43

Thăm trại nuôi cá tầm Siberi ở A Lưới

TTH.VN - Trang trại nuôi cá tầm Siberi của anh Hồ Thanh Phương nằm cạnh thác A Nor xã Hồng Kim, A Lưới. Đây là hộ nuôi tiên phong cá tầm đầu tiên của A Lưới và cả tỉnh. Hiện, anh Phương đang nuôi cá tầm kết hợp làm du lịch cộng đồng.

Boi p’ruc đón kháchĐi chợ phiên A Lưới mua đặc sản vùng caoLên A Lưới thưởng thức cá nướng ống treThường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tặng quà tết, động viên người dân A LướiNông dân A Lưới tham gia xây dựng nông thôn mới

Trang trại nuôi cá tầm nằm trên đồi cao, gần suối A Nor

Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ để anh Phương nuôi thí điểm loại cá này. Do thiếu kinh nghiệm, những ngày đầu nuôi, cá tầm chết phần lớn. Có những lần, đích thân anh đem cá và mẫu nước về Chi cục Thủy sản tỉnh tìm nguyên nhân để khắc phục.

“Nuôi đến lần thứ 8 mới thành công nên mình học được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Hiện trong quá trình vận hành, nếu không theo dõi kỹ lưỡng các khâu chăm sóc, thay nước, nguy cơ cá chết vẫn hiện hữu thế nên đây cũng là áp lực đối với người nuôi”, anh Hồ Thanh Phương cho hay. Việc cập nhật kiến thức kỹ năng nuôi loài cá giá trị cao này được ông chủ trang trại duy trì qua những chuyến đi học hỏi ngoại tỉnh.

Ban đầu. gia đình anh đầu tư hơn 100 triệu đồng xây dựng hạ tầng, con số đầu tư này tăng dần hàng năm khi mở rộng quy mô, hoạt động của trang trại.

Năm 2021, anh Phương xây thêm ao cá và tăng lượng cá nuôi. Cá tầm cỡ lớn được bán ra thị trường với mức giá xấp xỉ 400 ngàn đồng/kg, chủ yếu làm quà tết hay phục vụ tiệc cưới. Đầu ra cho con cá tầm và xây dựng thương hiệu đang được triển khai dưới danh nghĩa HTX nông lâm nghiệp bền vững và dịch vụ tổng hợp Hồng Kim.

Nguồn nước nuôi cá tầm Siberi được dẫn từ suối, qua nhiều khâu lọc đảm bảo sạch sẽ, hàm lượng oxy hoà tan cao. Nước phải đảm bảo từ 21-25 độ C. Hàng ngày, công nhân đều phải lọc thay nước để loại bỏ thức ăn và tạp chất. Cá giống được đưa về từ Đà Lạt, có kích cỡ khoảng 50g/con, chiều dài thân khoảng 15 - 20cm. Cá tầm của anh Phương được nuôi với mật độ 10 con/m2. Qua 1 năm nuôi, cá đạt trọng lượng 2- hơn 3kg/con.

Hiện, trang trại anh Phương có 3 hồ nuôi cá tầm. Trong đó 1 hồ có 300 con đạt trọng lượng thu hoạch, 1 hồ có cá bố mẹ nặng hơn 20kg. Trên quả đồi có diện tích hơn 2 ha, ngoài nuôi cá, anh còn trồng thêm ổi, quýt, rau… đón du khách tham quan, trải nghiệm và chế biến cá tầm.

Thời điểm cận tết, khách thường ghé trang trại thăm mô hình và mua cá về làm quà. Anh Lê Viết Biên, một du khách người Hà Tĩnh tìm đến tận nơi mua con cá tầm gần 4kg về nhà làm quà tết. “Món ăn này khá lạ. Hơn nữa mình được chọn cá, bắt cá theo sở thích. Hứa hẹn gia đình sẽ có một bữa tiệc ngon lắm đây”, anh hào hứng.

Cùng Thừa Thiên Huế Online thăm trang trại cá tầm Siberi bên dòng suối A Nor:

Ba hồ nuôi cá tầm được chia thành các khu vực nuôi kích cỡ khác nhau

Nguồn nước dẫn từ suối tự nhiên qua nhiều lần lọc và luôn phải đảm bảo từ 21-25 độ C

Hồ nuôi cá tầm được thiết kế có diện tích 50m2, sâu 1,5m, chứa 75m3 nước

Mỗi ngày phải tiến hành thay nước một lần và kiểm tra sức khỏe cá thường xuyên

Cá tầm thường ăn nhiều vào ban đêm. Thức ăn được nhập từ Bình Dương theo công nghệ chế biến của Mỹ

Trang trại đón nhiều đoàn khách đến tham quan, nghe quy trình nuôi và chọn mua cá

Nơi đây thường xuyên có 4-6 nhân công theo dõi, chăm sóc cá. Trong ảnh: Kiểm tra trọng lượng cá nuôi 

Anh Lê Viết Biên (bên trái) khoe chú cá mua về nặng gần 4kg

Cá tầm được đóng thùng xốp, ướp đá vận chuyển đi ngoại tỉnh theo đặt hàng của khách

Kết hợp làm du lịch cộng đồng, khách được trải nghiệm các công đoạn chăm sóc cá tại hồ

Cá tầm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa vitamin A, vitamin 12, photpho, vitamin nhóm B, cung cấp DHA, omega 3, omega 6. Trong ảnh: Cá tầm nướng phục vụ khách tại trang trại

Nuôi và xuất bán cá tầm Siberi ở A Lưới.

TUỆ - THẮNG (Thực hiện)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024

Sau 2 năm (2022 - 2023) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), đến nay “bộ mặt” huyện A Lưới đã có nhiều khởi sắc, công tác giảm nghèo bền vững đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo điều kiện thoát khỏi tình trạng nghèo trong năm 2024.

A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Return to top