ClockThứ Bảy, 01/07/2023 07:00

Thúc đẩy hợp tác xã chuỗi giá trị

TTH - Sản xuất lúa nói riêng, nông nghiệp nói chung liên kết theo chuỗi giá trị (CGT) đang trở thành hướng đi mới, tất yếu giúp nông sản, lúa gạo của nông dân không còn tình trạng thương lái ép giá và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hướng đi tất yếu của hợp tác xã chuỗi giá trịHướng nông dân sản xuất theo mô hình tiên tiếnSản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững

leftcenterrightdel
Mô hình lúa theo chuỗi giá trị ở Thủy Châu (TX. Hương Thủy) 

Chưa như kỳ vọng

Mặc dù đã khẳng định hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại, nhưng mô hình HTX theo CGT phát triển còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Một số HTX được tổ chức sắp xếp lại theo Luật HTX năm 2012, nhưng hoạt động chưa có bước đột phá, nổi bật trong các ngành nghề, lĩnh vực. Số lượng HTX theo CGT còn ít so với hàng trăm HTX trên địa bàn tỉnh. Sản lượng, chất lượng sản phẩm làm ra chưa đáp ứng yêu cầu.

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, ông Trần Lưu Quốc Doãn chỉ ra những khó khăn, hạn chế làm kìm hãm sự thúc đẩy phát triển HTX theo CGT. Đó là, trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý HTX chưa đáp ứng, còn nhiều hạn chế trong việc đưa ra chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tìm kiếm thị trường. Nhiều giám đốc HTX chưa thực sự dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, trong khi việc xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với CGT sản phẩm hàng hóa đòi hỏi người quản lý phải mạnh dạn, quyết liệt, có tâm huyết.

Trong quá trình tham gia xây dựng HTX, phần lớn các thành viên chưa ý thức được trách nhiệm của mình, thiếu sự gắn kết lợi ích giữa thành viên và HTX. Do đó, thị trường nội địa của HTX bị thu hẹp, thị trường bên ngoài không ổn định. Các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, số lượng thành viên, vốn, cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động... còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa phù hợp với mô hình HTX kiểu mới, CGT theo Luật HTX năm 2012.

Ông Doãn cho rằng, ngoài yếu tố chủ quan còn có khách quan cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của mô hình HTX theo CGT. Theo đó, sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền đối với kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX trên địa bàn chưa đúng mức. Nhận thức về vị trí, vai trò của mô hình HTX kiểu mới của cán bộ, đảng viên và Nhân dân còn mờ nhạt, tư tưởng HTX kiểu cũ còn nặng nề. Bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể chưa đáp ứng, thiếu thống nhất, hoạt động kém hiệu quả, thậm chí có nơi, có việc còn buông lỏng quản lý và thiếu cơ chế, chế tài đối với trách nhiệm của các cấp, ngành trong phát triển kinh tế HTX. Vai trò, trách nhiệm của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, Nhân dân chưa được phát huy.

Hầu hết các HTX, nhất là HTX nông nghiệp gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay. Nguyên nhân chủ yếu từ phía HTX, song có phần từ công tác tuyên truyền về một số chính sách tín dụng trong thời gian qua chưa hiệu quả. Do đó, các HTX còn thiếu thông tin về cơ chế chính sách tín dụng, dẫn đến việc tiếp cận vốn khó khăn. Ngoài ra, hệ thống văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực kinh tế tập thể, HTX còn thiếu, chưa kịp thời, một số chính sách chậm được triển khai thực hiện như chính sách đất đai, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các HTX. Cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX chưa đồng bộ.

Cần giải pháp đồng bộ

Liên kết sản xuất lúa gắn với tiêu thụ sản phẩm giúp đảm bảo đầu ra ổn định và nâng cao giá trị lúa gạo. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, góp phần tăng năng suất, tạo ra chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trong thời gian qua, Nhà nước luôn quan tâm, đưa ra các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ để thúc đẩy các đơn vị, HTX tích cực tham gia chuỗi liên kết.

Một số HTX được tạo điều kiện tổ chức sản xuất lúa gạo theo mô hình CGT. Tuy nhiên, theo bà Lê Hà Tâm Thanh - Trung tâm Khuyến nông tỉnh, phần lớn các HTX trên địa bàn tỉnh sản xuất nông nghiệp, lúa gạo chỉ thực hiện tốt chức năng làm dịch vụ hỗ trợ sản xuất cho nông dân như làm đất, điều tiết nước, thu hoạch... Việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm còn yếu, việc nghiên cứu, nắm bắt thông tin thị trường còn hạn chế, dẫn đến khó khăn trong việc lập kế hoạch sản xuất, nhất là sản xuất hàng hóa với quy mô lớn.

Bà Thanh cho rằng, để phát triển mô hình liên kết sản xuất lúa và nông sản theo CGT cần thực hiện các giải pháp đồng bộ, tích cực. Trước hết, phải tuyên truyền làm thế nào để người dân thấy được lợi ích của việc tham gia các hình thức liên kết, cùng hợp tác phát triển. Theo đó, phải tăng cường xây dựng các mô hình thí điểm, trình diễn với sự tham gia của các hộ dân, kết hợp chuyển giao khoa học, kỹ thuật tiên tiến. Khi tham gia vào chuỗi liên kết, nông dân phải tuân thủ thỏa thuận trong hợp đồng, tránh tình trạng xem nhẹ, hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các bên tham gia liên kết, gây tổn hại kinh tế.

Trong quá trình tổ chức sản xuất, các HTX, địa phương phải xây dựng, lựa chọn các hình thức liên kết phù hợp với điều kiện kinh tế, nhân lực và cần tìm hiểu kỹ về đối tác để có sự đàm phán, ký kết tham gia liên kết một cách hợp lý, đôi bên cùng có lợi.

Các cấp, ban, ngành cùng với HTX tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, tầm nhìn, thường xuyên cập nhật và nắm bắt thông tin thị trường hàng hóa nông sản để chủ động có chiến lược, kế hoạch sản xuất phù hợp, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Các HTX phải thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật cho vùng sản xuất. Trong đó, ưu tiên quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển giống lúa, cây trồng chủ lực của từng địa phương.

Liên minh HTX tỉnh với vai trò là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, HTX tỉnh và chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật HTX năm 2012, có cơ cấu tổ chức chưa phù hợp, đội ngũ cán bộ quá mỏng, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật còn thiếu thốn. Với đặc thù hoạt động chủ yếu ở cơ sở, nhưng đơn vị lại không có tổ chức ngành dọc ở cấp huyện và xã nên chất lượng, hiệu quả hoạt động thấp.

Bài, ảnh: Thế Thanh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch vụ tốt sẽ thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh

Dù là xu hướng của tương lai, song để chuyển đổi giao thông xanh không phải là điều đơn giản. Ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Thừa Thiên Huế đã có những trao đổi về chiến lược của tỉnh trong lĩnh vực này.

Dịch vụ tốt sẽ thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Return to top