ClockThứ Năm, 04/05/2023 06:32

Hướng đi tất yếu của hợp tác xã chuỗi giá trị

TTH - Hợp tác xã (HTX) hoạt động theo mô hình chuỗi giá trị (CGT) là hướng đi tất yếu trước xu thế phát triển kinh tế tập thể, nông nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, mô hình HTX kiểu mới này hiện còn rất ít so với hàng trăm HTX toàn tỉnh.

Hướng nông dân sản xuất theo mô hình tiên tiếnSản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững

leftcenterrightdel
 Sản phẩm của các HTX theo CGT

Sản xuất nông nghiệp theo CGT, hay tuần hoàn đã được nhiều nước trên thế giới ứng dụng từ nhiều năm nay. Ở Thừa Thiên Huế, mô hình này mới áp dụng hiệu quả trong vài năm trở lại đây và đang được tiếp tục nhân rộng. Nhưng nhìn chung, việc chuyển đổi mô hình HTX theo CGT còn chậm so với yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Giám đốc HTX Nông nghiệp Phú Hồ (Phú Vang), ông Dương Văn Thiệp bảo, mô hình sản xuất theo CGT là hướng đi tất yếu trong xu thế hội nhập. Từ đó, HTX huy động thành viên tổ chức sản xuất lúa chất lượng cao và bao tiêu sản phẩm lúa cho bà con. HTX mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống nhà kho, máy xay xát nhằm tiêu thụ lượng thóc hàng hóa ngay từ đầu vụ, tránh tư thương ép giá. Giá thu mua của HTX luôn cao hơn tư thương từ 150-200 đồng/kg. Đến nay, HTX Nông nghiệp Phú Hồ đã xây dựng nhãn hiệu gạo chất lượng cao Phú Hồ, tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, mang lại lợi nhuận cho người dân và HTX.

HTX Nông nghiệp Thủy Thanh (TX. Hương Thủy) cũng là một trong những đơn vị tiên phong đầu tư mô hình lúa theo CGT, với các giống lúa chất lượng cao. HTX khai thác hiệu quả tài sản cố định, đầu tư dây chuyền công nghệ xay xát lúa gạo tự động, kết hợp với việc xây dựng thương hiệu “Gạo ngon Thủy Thanh” được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ mạnh.

Trước yêu cầu thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của kinh tế HTX nói riêng, nông nghiệp nói chung không còn con đường nào khác ngoài mô hình HTX theo CGT. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, ông Trần Lưu Quốc Doãn, số HTX CGT trên địa bàn còn ít, nhiều HTX được tổ chức sắp xếp lại theo Luật HTX năm 2012, nhưng các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động chưa có bước đột phá, nổi bật. Số lượng sản phẩm làm ra chưa nhiều, chưa đăng ký nhãn hiệu, quyền bảo hộ, chất lượng chưa đồng đều, thiếu tính ổn định nên khó tiếp cận thị trường lớn.

Liên minh HTX tỉnh với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, HTX tỉnh và chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật HTX năm 2012, nhưng cơ cấu tổ chức chưa phù hợp, đội ngũ cán bộ, viên chức quá mỏng, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật thiếu thốn. Hoạt động của Liên minh HTX chủ yếu ở cơ sở, lại không có tổ chức ngành dọc ở cấp huyện và xã nên hiệu quả thấp. Hầu hết các HTX, nhất là HTX nông nghiệp gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay. Nguyên nhân chủ yếu từ phía HTX, song có phần từ công tác tuyên truyền về một số chính sách tín dụng trong thời gian qua chưa hiệu quả.

Ông Trần Lưu Quốc Doãn cho rằng, để thúc đẩy kinh tế tập thể, HTX phát triển nhanh, đúng hướng cần phải quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ quản lý, điều hành HTX; tạo điều kiện tối đa để các HTX tiếp cận các cơ chế, chính sách ưu đãi về vốn, đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến. Các HTX cần được hỗ trợ tham gia các triển lãm sản phẩm trong và ngoài nước, tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho khu vực HTX; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai đồng bộ cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử...

Bài, ảnh: Ngọc Chính
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Hướng đi phù hợp của Hương Thủy

Là cửa ngõ phía nam của TP. Huế, TX. Hương Thủy có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) và thương mại. Sự đầu tư và chuyển biến thời gian qua cho thấy, thị xã đã có hướng đi phù hợp với tiềm năng, lợi thế này.

Hướng đi phù hợp của Hương Thủy
Tái tạo nguồn lợi thủy sản là xu thế tất yếu

Được các ban ngành, địa phương thực hiện đều khắp trên các thủy vực, tính riêng số lượng giống thủy sản thả vào biển, đầm phá, sông trong năm 2023 đạt 1,5 triệu con, gấp 20 lần so với 10 năm trước.

Tái tạo nguồn lợi thủy sản là xu thế tất yếu
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Return to top