ClockThứ Hai, 17/04/2023 11:38

Hướng nông dân sản xuất theo mô hình tiên tiến

TTH - Tổ chức sản xuất theo mô hình chuỗi giá trị, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Quảng Thọ 2 đã hướng nông dân canh tác theo phương thức mới, giống mới, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn và tiêu thụ ổn định.

Rau má rớt giá: “Bỏ thì thương, vương thì nặng"Những nông dân vươn lên làm giàuGập ghềnh nông sản vào siêu thị

leftcenterrightdel
Mô hình rau má an toàn 

Nông dân Nguyễn Lương Bảo ở thôn La Vân Thượng, xã Quảng Thọ trồng 6-7 sào rau má. Từ ngày ông Bảo mở rộng diện tích lớn, sản lượng lớn nhưng đầu ra, giá cả sản phẩm thường bấp bênh, có thời điểm rất thấp phải cắt bỏ, hoặc làm thức ăn cho cá trắm cỏ. Từ khi được HTX Quảng Thọ 2 vận động, hướng dẫn trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ và được HTX bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá như hợp đồng ban đầu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho hộ nông dân này.

HTX Quảng Thọ 2 là một trong những đơn vị tiên phong của tỉnh trong liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa, rau má cho nông dân. Nhiều năm qua, HTX thực hiện liên kết, hợp đồng giữa ba bên, mà HTX là trung tâm ký kết, giao dịch, trao đổi thông tin về lúa giống và lúa thương phẩm giữa các công ty với hộ nông dân sản xuất theo mô hình chuỗi giá trị hàng hóa.

Bà con nông dân được HTX cung cấp lúa giống, vật tư đầu vào đưa về tận nhà, kết hợp hướng dẫn gieo cấy, chăm sóc, dự báo sâu bệnh, dịch hại để phòng trừ kịp thời. Đến mùa thu hoạch, HTX mời các bên liên quan định giá bán sản phẩm theo như cam kết trong hợp đồng, các công ty (đại diện bên thu mua) có trách nhiệm cùng với HTX thu mua tại chân ruộng và bao tiêu hết sản lượng đã cam kết.

Ông Nguyễn Lương Trí, Giám đốc HTX Nông nghiệp Quảng Thọ 2 thông tin, hàng năm, diện tích lúa được ký kết sản xuất theo chuỗi giá trị tại HTX từ 30-40ha. Sản lượng lúa bình quân ước đạt 280 tấn/năm. Giá cả thỏa thuận, cam kết trước khi xuống vụ, hoặc khi chuẩn bị thu hoạch và thanh toán sau 15 đến 20 ngày kể từ khi chốt nhập hàng cuối cùng.

Trong khi mô hình trồng rau má thông thường đang rớt giá thì sản phẩm rau má trồng theo mô hình VietGAP, hữu cơ được HTX tổ chức bao tiêu với giá ổn định. HTX cùng với nông dân triển khai sản xuất theo quy trình VietGAP với diện tích hơn 50ha và quy trình hữu cơ 1,5ha, sản lượng hàng năm bình quân 2.500-2.800 tấn rau má tươi. Trong đó, lượng rau má tươi tiêu thụ trên thị trường chiếm 85%, còn lại đưa vào chế biến các sản phẩm trà rau má túi lọc, trà rau má sao khô hút chân không, bột matcha rau má. Theo các hộ trồng rau má VietGAP, thu nhập mỗi ha rau má tăng gấp 4 lần so với trồng lúa, bình quân mỗi ha đạt 300 triệu đồng/năm.

HTX Quảng Thọ 2 tham gia vào các chuỗi giá trị sản phẩm và đã được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận. Trong đó, đơn vị tham gia trực tiếp từ khâu sản xuất, bao tiêu, chế biến đến đầu ra của sản phẩm và đưa đến đến tận tay người tiêu dùng.

Nhà sơ chế, sản xuất và chế biến các sản phẩm trà rau má Quảng Thọ được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm  (HACCP). Chứng nhận HACCP được xem như một bằng chứng cho HTX thực hiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo vệ sinh theo đúng yêu cầu của pháp luật. HACCP cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp HTX thực hiện thương mại quốc tế. Các sản phẩm của HTX được áp dụng phần mềm quản lý, nhãn tem QR code truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

 HTX Quảng Thọ 2 luôn hỗ trợ tích cực cho các phong trào của các cấp HND, các hội, đoàn thể khác cùng phát triển. Hàng năm, HTX hỗ trợ cho các tổ chức xã hội khó khăn như hội người mù, chất độc da cam, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, cũng như thanh niên lên đường nhập ngũ…

 

Bài, ảnh: THẾ VŨ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề

TIN MỚI

Return to top