ClockThứ Sáu, 17/05/2019 21:39

Tìm lời giải giúp người dân A Lưới phát triển kinh tế

TTH - "A Lưới xác định nông nghiệp và du lịch là thế mạnh, nhưng đi sâu vào khai thác và phát triển hai lĩnh vực đó là vấn đề cần phải bàn", Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đã nhấn mạnh như thế tại buổi làm việc với huyện A Lưới về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2019 và kế hoạch năm 2020 vào chiều 17/5.

Đặc sắc không gian văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số

A Lưới xác định nông nghiệp và du lịch là thế mạnh nhưng cần phải tìm lời giải để phát triển

Hướng đến phát triển du lịch

Đánh giá tình hình chung, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, nông – lâm nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển tích cực. Tổng diện tích gieo trồng cây mùa vụ hơn 3.200 ha, đạt 52,4% so với kế hoạch; tổng sản lượng lương thực có hạt hơn 9.300 tấn, đạt 51,% so với kế hoạch.

Toàn huyện có 4/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Còn với chương trình mỗi xã một sản phẩm, có 10 đơn vị đăng ký thực hiện các sản phẩm như thịt bò, gạo ra dư, chuối, zèng, cây dược liệu…

Ở lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch, giao thông vận tải có nhiều chuyển biến. Huyện tiếp tục thực hiện tốt đề án khôi phục và phát triển nghề truyền thống và đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện năm 2019.

Đến ngày 14/5, tổng thu ngân sách theo dự toán tỉnh giao là 12,4/22,17 tỷ đồng, đạt 55,9%.

Hoạt động văn hoá - xã hội ngày càng được phát huy và chuyển biến tích cực với điểm nhấn là đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020” và đề án “Phát triển thể dục thể thao quần chúng huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020”. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được quan tâm, giám sát dịch bệnh và tuyên truyền cách phòng chống dịch bệnh được triển khai tích cực...

Vấn đề quốc phòng - an ninh, trật tự tuyến biên giới được giữ vững, tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới và nội địa ổn định.

Về định hướng và các giải pháp phát triển KT-XH thời gian tới, A Lưới xác định nông nghiệp, trong đó chú trọng nông nghiệp cao là mũi nhọn phát triển kinh tế của toàn huyện.

A Lưới xác định nông nghiệp và du lịch là thế mạnh nhưng cần phải tìm lời giải để phát triển

“Chăn nuôi và lâm nghiệp được xem là hướng phát triển chủ đạo để tăng thu nhập cho người dân, mang lại giá trị kinh tế cao. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tận dụng, lồng ghép và sử dụng tối đa hiệu quả từ các nguồn lực nhằm giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”, ông Hùng cho hay. Huyện cũng chú trọng phát triển du lịch dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả và tính chuyên nghiệp của hoạt động du lịch, đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho người dân.

Phát huy thế mạnh để nâng cao đời sống người dân

Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng kiến nghị UBND tỉnh một số vấn đề mà huyện đang gặp khó khăn. Nổi bật là dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tại khu tái định canh thủy điện A Lưới, người dân đã về định canh tại khu tái định cư được 8 năm, nhưng đến nay chỉ mới đưa vào sản xuất lúa nước được 9 ha, diện tích còn lại 15 ha đất lúa đổi đất lúa vẫn chưa đưa vào canh tác.Nguyên nhân là do diện tích sỏi đá nhiều, tầng canh tác mỏng, lượng nước tưới không đảm bảo. Theo nhu cầu và nguyện vọng của người dân, UBND huyện đề xuất 2 phương án: “Bồi thường hỗ trợ bằng tiền cho người dân để người dân tự chuyển đổi cây trồng trên diện tích đã đổi đất nhưng không canh tác được. Hoặc, tìm quỹ đất khác để thu hồi, khai hoang thành đất lúa nước để đổi cho người dân sản xuất”.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ hoan nghênh sự nỗ lực của chính quyền, Nhân dân A Lưới. Nhìn chung, huyện duy trì mức tăng trưởng, nhất là ở tỷ lệ thu ngân sách và có nhiều mô hình sản xuất mới được triển khai. Tuy nhiên, mô hình kinh tế ở A Lưới vẫn còn nhỏ lẻ. A Lưới phải tự thay đổi tư duy nhận thức trong phát triển, đầu tư. “Chúng ta xác định nông nghiệp và du lịch là thế mạnh. Nhưng đi sâu vào nông nghiệp là gì và du lịch là gì?”, Chủ tịch UBND tỉnh đặt câu hỏi cho lãnh đạo huyện A Lưới và đề nghị làm sao khai thác, phát huy được thế mạnh, đảm bảo hiệu quả, nâng cao đời sống người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành liên quan phối hợp với huyện A Lưới sớm ban hành quy định quy trình chuyển giao đất có nguồn gốc lâm trường giao cho hộ gia đình, làm sao giao cho đúng người, đúng đối tượng để người nông dân có đất sản xuất.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng ủng hộ A Lưới phát triển du lịch cộng đồng, có du lịch lịch sử gắn liền với du lịch thiên nhiên, mạo hiểm. Để làm được việc này, Sở Du lịch cần có cơ chế hỗ trợ A Lưới thu hút các nhà đầu tư, tránh tình trạng có nguồn, nhưng nhỏ lẻ.

Đối với kiến nghị của huyện, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, cần tập trung giao đất sản xuất cho người dân trong năm nay càng sớm, càng tốt. Hỗ trợ người dân sản xuất phần đất định canh. “Tôi đồng ý hỗ trợ A Lưới. Tuy nhiên, cần nghiên cứu lại phương án cho kỹ”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Bài, ảnh: THỌ THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top