ClockChủ Nhật, 02/09/2012 07:31

Tín hiệu vui từ nuôi cá chẽm ở Hải Dương

TTH.VN - Ở xã Hải Dương (TX Hương Trà), nghề nuôi cá chẽm đã mang lại lợi nhuận lớn cho người dân.

Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, người dân xã Hải Dương nhận ra đối tượng nuôi này không còn phù hợp với nguồn nước ngày càng ô nhiễm. Năm 2006, một số hộ chuyển sang nuôi cá lồng trên đầm phá Tam Giang như cá dìa, cá hồng...

Thu hoạch cá chẽm. Ảnh: Internet

Ông Phan Hạnh, người đầu tiên trong xã nuôi cá chẽm cho hay: “Trong một đợt đánh bắt cá gần cửa biển Thuận An, tôi và một số ngư dân bắt được một đàn cá con. Không biết là cá gì, vì cá còn nhỏ nên chúng tôi tận dụng lồng có sẵn để nuôi. Không ngờ đó là cá chẽm và cũng không ngờ cá dễ nuôi và lớn nhanh thế. Giá cá cũng cao, 100.000 đồng/kg nên chỉ sau một năm, ngư dân đều chuyển sang nuôi cá chẽm”.

 
Đến nay, hộ ông Hạnh có 8 lồng nuôi cá chẽm, bình quân mỗi lồng nuôi 500 con. Mỗi vụ nuôi trong vòng 8 tháng cho thu hoạch, một lồng đạt 4-5 tạ. Ông Hạnh nhẩm tính, mỗi kg cá chẽm có giá 100.000 đồng thì mỗi lồng thu trên 40 triệu đồng, với 8 lồng nuôi, trừ chi phí, ông lãi gần 100 triệu đồng.Cũng theo ông Hạnh, cá chẽm dễ nuôi, dễ thích nghi với điều kiện môi trường, kể cả những vùng nước bị ô nhiễm nặng. Vào mùa mưa lũ, cá vẫn sinh trưởng tốt. Cá ít bị dịch bệnh, công chăm sóc không nhiều. Thức ăn là những loại cá tạp.
 
Là địa phương nằm bên phá Tam Giang, được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn nước lợ, nhiều năm qua, nhiều hộ dân ở Hải Dương trở nên khá giả, có nhà cửa khang trang nhờ nuôi cá chẽm.
 
Ông Phan Lân, Chủ tịch Hội Nghề cá xã Hải Dương cho biết: “Hội có 61 hội viên. Trong năm tới, hội sẽ vận động và tạo điều kiện cho bà con phát triển nghề nuôi cá chẽm, đồng thời tổ chức hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho hội viên mới và người dân trên địa bàn”.
 
Ông Đỗ Khắc Lộc, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Dương nói thêm: “Nuôi cá chẽm là thế mạnh của địa phương, tổng doanh thu mỗi năm trên 20 tỉ đồng. Định hướng trong những năm tới của xã là tận dụng tối đa mặt nước để phát triển nghề này. Mục tiêu đến năm 2015 sẽ tăng lên ít nhất 800 lồng với hơn 40 vạn con mỗi vụ. Để làm được điều này, xã sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, trong đó ưu tiên cho những hộ mới nuôi vay vốn nuôi cá”.
 
“Cá chẽm rất háu ăn và ít bị bệnh. Vì vậy, chúng nhanh lớn, chất lượng đồng đều. Thịt cá thơm ngon nên thị trường rất ưa chuộng. Thường thì sau 7 hay 8 tháng là bắt đầu bán. Mười con đều nhau như một chục thế kia, nào có con nào chậm lớn hay bệnh tật gì đâu. Tuy nhiên, khó khăn của bà con chúng tôi là nguồn giống trong tỉnh không có nên phải liên hệ tận Khánh Hòa, vì thế vẫn chưa chủ động xoay vụ. Người dân mong muốn các cơ quan chức năng giúp đỡ để có thêm điều kiện phát triển nghề này”, ông Lân nói.

Bài, ảnh: Xuân Trường - Bảo Trân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Return to top