ClockThứ Hai, 25/11/2019 14:45

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn cho rau quả xuất khẩu chính ngạch

Để mở rộng khối lượng và giá trị xuất khẩu, xuất khẩu chính ngạch sẽ là con đườn bền vững để nông sản Việt Nam thay đổi về mọi mặt.

Xuất khẩu nông sản chính ngạch: Con đường tất yếu ​Hải sản mất cơ hội trên sân nhàKim ngạch xuất khẩu nhóm hàng lâm sản chính tăng trưởng ấn tượng4 tấn gia vị bún bò Huế sang Mỹ theo đường chính ngạchXuất khẩu nhóm các mặt hàng nông sản chính trong 4 tháng giảm 5,6%

Thông tin tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2019 diễn ra mới đây tại Đà Nẵng cho thấy, thị trường Trung Quốc luôn có nhu cầu cao về nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam. Hiện nay có 9 loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc gồm thanh long, dưa hấu, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, chuối, mít và măng cụt. Việt Nam đang đề xuất mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch các loại trái cây tươi khác sang Trung Quốc như sầu riêng, chanh leo, bưởi, bơ, dừa, roi, na, chanh.

Tuy nhiên, theo Cục Xuất – Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong năm 2019 xuất khẩu rau quả Việt Nam không khả quan. Trong nhiều nguyên nhân thì việc Trung Quốc - thị trường chiếm hơn 70% thị phần đã siết chặt biên mậu, đẩy mạnh việc truy xuất nguồn gốc và tăng cường quản lý chất lượng đuợc đánh giá là có tác động lớn nhất.

“Do đã quen làm ăn tiểu ngạch nên nhiều doanh nghiệp đã lúng túng trước các tiêu chuẩn, quy chuẩn khi xuất khẩu chính ngạch. Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong Quý I/2019 đã giảm gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đặt ra vấn đề lớn, đó là nếu chỉ còn con đường xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc thì nông sản Việt cần có giải pháp gì để thích ứng và phát triển bền vững. Với những nông sản chưa được xuất khẩu chính ngạch mà xuất khẩu tiểu ngạch gần như bị dừng lại”, Cục Xuất – Nhập khẩu nhận định.

Trung Quốc ngày càng siết chặt việc xuất khẩu hoa quả bẳng đường tiểu ngạch.

Đặc biệt, do Trung Quốc siết chặt tiểu ngạch nên từ đầu năm tới nay, một số địa phương thu hoạch khoai lang, dứa đã gặp khó khăn vì thương lái Trung Quốc không thu mua. Gần đây nhất dứa Lào Cai đã không bán được sang Trung Quốc vì mặt hàng này chưa có trong danh sách được nhập khẩu. Một số xe sầu riêng từ Miền Tây sang biên giới phải quay đầu về bán nội địa vì lý do tương tự. Riêng quả vải thì theo quy định mới sẽ không được để lẫn lộn với lá và cuống dài không quá 15 cm.

Nhiều chuyên gia nhận định, việc xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là điều cần thiết, nhưng phải trải qua thời gian đàm phán lâu dài, điển hình để đàm phán cho 1 loại trái cây có thể mất cả Thập kỷ, bởi đó là sự hội tụ chín muồi của cả hai bên về mặt sản xuất, về mặt canh tác, về mặt điều kiện sản phẩm, về mặt tiêu chuẩn chất lượng để đạt một sự đồng thuận và đồng bộ từ khâu gieo trồng, sản xuất, lưu thông, chế biến và đến tay người tiêu dùng.

Do đó, Cục Xuất – Nhập khẩu cho rằng, những yêu cầu cơ bản nhất cần lưu ý đó là sản phẩm nông sản xuất khẩu cần có truy xuất, đăng kí vùng trồng; có đăng ký các nhà sản xuất bao gói; có ghi nhãn, thậm chí hiện nay một số doanh nghiệp Trung Quốc yêu cầu đóng nhãn vào bao bì.

Hiện nay, với 9 loại trái trái cây xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, đã có 1.200 mã số vùng trồng được cấp, có khoảng 564 cơ sở sản xuất đã được Trung Quốc đồng ý. Cùng với vải, dưa hấu cũng đang được thắt chặt yêu cầu nhập khẩu chính ngạch với quy định cao hơn về bao bì. Cụ thể là từ ngày 1/5/2019, dưa hấu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải dùng xốp lưới; mít dùng giấy dai Kraft, bao bì có in thông tin truy xuất; chuối dùng thùng giấy, túi nhựa để bọc trái đều phải in truy xuất nguồn gốc.

Bên cạnh đó, công nghệ bảo quản trái cây đảm bảo hàng được tươi ngon khi đi đường bộ từ các vùng trồng qua Trung Quốc là vô cùng quan trọng. Trong năm 2018 trong gần 4 tỉ USD giá trị xuất khẩu của ngành rau quả thì Trung Quốc đã đạt 2,8 tỉ USD, chiếm 78% tỉ trọng xuât khẩu.

Như vậy đây vẫn là thị trường rất lớn cho rau quả Việt Nam mở rộng khối lượng và giá trị xuất khẩu. Vì vậy con đường xuất khẩu chính ngạch sẽ là con đường bền vững để nông sản Việt Nam thay đổi về mọi mặt.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

TIN MỚI

Return to top