ClockThứ Ba, 02/11/2021 15:24

Vườn cây trái xanh mướt của anh A Mi

TTH - Hồ Văn A Mi ( sinh năm 1985, thôn Ta Rưng, xã Hương Sơn, huyện Nam Đông) không chỉ là một dân quân hết lòng với nhiệm vụ mà còn là một tấm gương làm kinh tế giỏi. Với sự cần cù, chịu khó, anh đã biến gần 6ha đất đồi trọc thành màu xanh của vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Phong Điền: Hơn 4.000 hộ tiếp cận vốn tín dụng chính sách

Anh A Mi thu hoạch chuối tiêu

Từ trung tâm thị trấn vào khoảng 6km, đi qua những con đường dốc thoai thoải, vườn chuối trĩu quả, vườn dứa xanh tốt của gia đình A Mi hiện lên giữa lưng chừng núi như một bức tranh tuyệt đẹp. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi không chỉ là những buồng chuối tiêu, chuối thanh tiên giá trị kinh tế cao đang độ thu hoạch mà là những gốc chuối, gốc dứa được vun xới cẩn thận, gọn gàng, không hề có bóng dáng của cỏ dại. Điều đó phần nào đã nói lên được sự dày công chăm sóc, đầu tư tâm huyết của A Mi với vườn cây ăn quả của mình.

Năm 2008 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương, nhiều bạn bè chọn cách rời quê làm ăn thì A Mi quyết định ở quê lấy vợ và lập nghiệp. Với lợi thế gia đình có diện tích đất gò đồi lớn, A Mi đã tìm hiểu về các loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng để phát triển kinh tế gia đình.

Sau nhiều lần tìm hiểu, anh quyết định đầu tư công sức, tiền bạc để trồng dứa và chuối. Được sự hỗ trợ của địa phương, anh đã mạnh dạn vay 120 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế.

“Trước kia đất chủ yếu là sỏi đá, chứ không phải đất màu mỡ như thế này đâu. Vợ chồng tôi phải phát quang vùng gò đồi, làm hàng rào bao quanh và đi mua đất màu về đổ kín vườn mới bắt đầu mua cây giống về trồng. Vì nguồn vốn eo hẹp nên để tiết kiệm chi phí, mọi công việc từ cải tạo đất, đào hố, vận chuyển phân, trồng cây đều do hai vợ chồng tự tay làm”, A Mi nói. 

Do “mát tay” nên gần 6ha đất với 4 ngàn gốc dứa và 350 gốc chuối của gia đình A Mi luôn xanh tốt và cho hiệu quả kinh tế sau chỉ hơn một năm chăm bón.

Không những trồng cây ăn quả, gia đình A Mi còn trồng 2ha keo lai và chăn nuôi heo nái, gà, vịt. Mỗi năm gia đình anh thu nhập từ vườn cây ăn quả, chăn nuôi và trồng rừng từ 150-200 triệu đồng.

A Mi cho biết, trồng cây ăn quả mấy năm đầu sẽ rất vất vả vì tốn công chăm lại chưa có thu hoạch đáng kể. Nhưng kể từ năm thứ 3 trở đi, cây sẽ không phụ lòng người. Nhất là cây chuối, những năm sau chuối mẹ vừa cho trái vừa nhảy mụt (đẻ cây con), hiệu quả năm sau sẽ cao hơn năm trước. Nhưng muốn chuối xanh tốt, cho quả to và không bị gãy đổ do mưa bão thì phải thường xuyên bón phân, ủ gốc cho cây được chắc khỏe, cây dứa cũng vậy. 

Để chủ động nguồn nước tưới cây mùa nắng hạn, A Mi đã đầu tư khoan giếng ngay giữa vườn cây ăn quả. Chính vì thế, vườn cây ăn quả của anh luôn phát triển xanh tốt bất kể nắng mưa.

Ông Nguyễn Hồng Khởi, Chỉ huy trưởng, Ban Chỉ huy Quân sự xã Hương Sơn nhận xét: Hồ Văn A Mi là người luôn gương mẫu trong các hoạt động của địa phương, từ tham gia huấn luyện đến các nhiệm vụ đột xuất như chống dịch, phòng, chống bão lụt trên địa bàn. Không những thế, anh cũng là một tấm gương trẻ về phát triển kinh tế của lực lượng dân quân. Thời gian qua, nhiều chiến sĩ dân quân xã trong địa phương đã đến học hỏi, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển kinh tế từ A Mi. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh A Mi cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ bà con, đồng đội về cây giống, con giống để cùng nhau làm ăn, vươn lên thoát nghèo.

Bài, ảnh: Thanh Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”

Sáng 21/12, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ ra quân chương trình “Tình nguyện mùa Đông” năm 2024, chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”
Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

TIN MỚI

Thế giới Cây và hoa Việt Nam Thi công sân vườn
Return to top